Ả Rập Saudi bạo chi hàng tỷ USD cho thể thao, công nghệ, kiến tạo kỷ nguyên mới bớt phụ thuộc vào dầu mỏ

Ả Rập Saudi đang thực hiện một kế hoạch lớn, nhằm biến đổi toàn bộ nền kinh tế và mở đường tới tương lai mới bớt phụ thuộc vào dầu mỏ...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.jpg

Tờ Business Insider nhận định rằng, Ả Rập Saudi đang trong giai đoạn tái thiết hiếm có, mang tính chất quyết định đối với quốc gia hùng mạnh nhất ở vùng Vịnh.

Sau gần một thế kỷ dựa vào tài nguyên dầu mỏ dồi dào của mình, quốc gia này đã phải vận động để đưa vào thực hiện một kế hoạch lớn, nhằm biến đổi toàn bộ nền kinh tế và mở đường tới tương lai cho một quốc gia của những người trẻ đam mê đón nhận mọi cơ hội.

TẦM NHÌN 2030

Kế hoạch này, được gọi là "Tầm nhìn 2030", đang được dẫn dắt bởi Thái tử Mohammed bin Salman, 38 tuổi – một con người đầy tham vọng, đang cố gắng củng cố cả di sản của mình và vị thế của đất nước trên sân khấu toàn cầu. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tất cả điều đó có thể hoàn tất vào cuối thập kỷ này.

Rõ ràng, Ả Rập Saudi ngày càng tăng cường ảnh hưởng trên sân khấu toàn cầu.

Nước này đã mở hầu bao của mình để chi hàng tỷ USD vào mọi thứ từ thể thao đến truyền thông và giải trí như một phần của việc chi tiêu quốc tế nhằm giúp họ đa dạng hóa ngoài lĩnh vực dầu khí.

Tất cả những điều này khiến Ả Rập Saudi trở thành một quốc gia quan trọng hơn bao giờ hết.

Như nhiều quốc gia khác, nền kinh tế của Ả Rập Saudi đã chịu thiệt hại khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, nhưng từ đó, tình hình đã tiến triển theo hướng tốt lên.

2.jpg
Thái tử Mohammed bin Salman, 38 tuổi.

Lần đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng vọt lên trên 1 nghìn tỷ USD vào năm ngoái, trong khi đó GDP bình quân đầu người đứng ở mức 30.436 USD, tăng khoảng 50% chỉ trong hai năm, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Theo IMF, đà tăng trưởng mạnh đã đảm bảo vị thế của quốc gia này là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong nhóm G20 vào năm ngoái, được thúc đẩy bởi giá năng lượng toàn cầu tăng cao cũng như sự tăng trưởng GDP phi dầu mỏ 4,8% nhờ sự bùng nổ trong các lĩnh vực như xây dựng và vận tải.

Tuy nhiên, dù vẫn đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào doanh thu dầu mỏ như một phần của kế hoạch "Tầm nhìn 2030" để tạo ra một nền kinh tế đa dạng hóa, nhưng rõ ràng dầu thô vẫn là yếu tố chi phối chủ đạo đối với quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Mức tăng trưởng kinh tế 8,7% vào năm ngoái đã được thúc đẩy bởi giá dầu tăng cao. Saudi Aramco, công ty dầu mỏ với cổ đông lớn nhất là chính phủ Ả rập Saudi đã thu về 25,6 tỷ USD từ việc IPO vào năm 2019. Họ đã đạt lợi nhuận kỷ lục 161 tỷ USD vào năm ngoái, tăng từ 110 tỷ USD vào năm 2021.

Mặc dù nhu cầu về dầu vẫn mạnh mẽ ngay cả khi năng lượng tái tạo ngày càng phát triển, Ả Rập Saudi muốn tăng tỷ lệ xuất khẩu phi dầu trong GDP từ 18,7% lên 50%.

Để đáp ứng mục tiêu này, cả ở trong và ngoài nước, Ả Rập Saudi không ngần ngại đầu tư một lượng tiền lớn. Các khoản đầu tư này chủ yếu được dẫn dắt bởi Quỹ Đầu tư Công cộng, quỹ quản lý tài sản của nhà nước được lãnh đạo bởi Thái tử Mohammed bin Salman và Giám đốc quỹ đầu tư công Yasir Al-Rumayyan.

Đây là công cụ đầu tư đứng sau các thỏa thuận ấn tượng trong lĩnh vực thể thao như việc Ả Rập Saudi mua Newcastle United và sáp nhập LIV Golf với PGA Tour, đến việc thúc đẩy các đầu tư trong nước vào các dự án siêu lớn như NEOM và khu nghỉ dưỡng Red Sea.

Vào tháng 8, quỹ tiết lộ tổng tài sản quản lý đã vượt 2,23 nghìn tỷ riyals (594 tỷ USD) vào năm 2022, theo nguồn tin của Reuters. Gần một phần tư trong số các tài sản đó là quốc tế.

Việc mạnh tay đầu tư vào mọi thứ cũng khiến Ả Rập Saudi cùng các nước láng giềng ở vùng Vịnh được ví như “cây ATM” của thế giới.

Tại hội nghị năm ngoái, ông Yasir Al Rumayyan đã có dịp ngồi thảo luận với CEO công ty đầu tư hàng đầu thế giới: Stephen Schwarzman của Blackstone và Ray Dalio - người sáng lập Bridgewater Associates. Những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm cũng bắt đầu ‘nhòm ngó’ nguồn tài trợ, trong đó có cựu CEO FTX Sam Bankman Fried.

QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP

Theo Ben Horowitz, đối tác tại Andreessen Horowitz, Ả Rập Saudi là một “quốc gia khởi nghiệp” nơi Thái tử Mohammed là “người sáng lập” giúp tạo ra một nền văn hóa mới, với tầm nhìn mới. Giám đốc điều hành tại các công ty cổ phần tư nhân khổng lồ TPG, KKR và Carlyle cũng khẳng định sự quan tâm đối với Trung Đông vô cùng lớn, bất chấp việc dòng vốn tại những nơi còn lại của thế giới suy giảm.

Hiện thị trường mua bán và sáp nhập nhận được sự quan tâm ngày càng lớn, trong đó quỹ Abu Dhabi mới đây vừa thâu tóm công ty quản lý đầu tư Fortress với giá hơn 2 tỷ USD. Một quỹ khác cũng tuyên bố mua lại đơn vị hàng không của tổ chức tín dụng toàn cầu Standard Chartered với giá 700 triệu USD.

Một số công ty, dưới sự giám sát của cố vấn an ninh quốc gia Sheikh Tahnoun bin Zayed Al Nahyan, đang chạy đua mua Standard Chartered và ngân hàng đầu tư Lazard. Họ cũng mới đạt thỏa thuận thâu tóm một công ty chăm sóc sức khỏe trị giá 1,2 tỷ USD của Anh và nắm quyền kiểm soát gã khổng lồ thực phẩm Colombia trị giá gần 6 tỷ USD.

-1x-1.jpg
Dù vẫn đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào doanh thu dầu mỏ nhưng rõ ràng dầu thô vẫn là yếu tố chi phối chủ đạo với nền kinh tế của Ả Rập Saudi.

“Bây giờ, mọi người đều muốn đến Trung Đông. Tình huống này giống như cơn sốt vàng ở Mỹ ngày xưa vậy. Thật khó để quyên tiền mỗi nơi một ít”, Peter Jädersten, người sáng lập công ty tư vấn gây quỹ Jade Advisors cho biết.

Dân số của Ả Rập Saudi được đánh giá là trẻ và đang tăng lên. Theo Tổng cục Thống kê của Saudi Arabia, tổng dân số đạt 32,2 triệu người vào tháng 5. Dân số đã tăng thêm một phần ba trong 13 năm và hơn một nửa số người Saudi dưới 30 tuổi. Tỷ lệ cao của người trẻ cố gắng tham gia vào lực lượng lao động là một trong những thách thức lớn nhất của Thái tử Mohammed bin Salman. Thái tử đã cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế và tạo cơ hội cho người lao động trẻ.

Ả Rập Saudi cũng là một điểm đến quan trọng cho người nước ngoài, cùng với một số quốc gia khác trong khu vực các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Hơn 40% tổng dân số của quốc gia này là người nước ngoài.

Quốc gia này vốn lâu nay phụ thuộc mạnh mẽ vào lao động nhập cư, với nhiều người làm việc trong các ngành như nông nghiệp và các ngành công nghiệp dịch vụ gia đình. Tỷ lệ thất nghiệp vào quý 1 năm nay là 5,1%, theo ước tính dựa trên cuộc điều tra lực lượng lao động chính thức. Tỷ lệ tham gia lao động trung bình của quốc gia này là 61,7% - 52,4% cho người Saudi và 75,2% cho người nước ngoài.

Phụ nữ Saudi cũng ít có khả năng làm việc hơn, với tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi 25-54 là 15,7%, so với chỉ 3,5% cho nam giới cùng độ tuổi.

Có thể bạn quan tâm