Afghanistan: Khủng bố thảm khốc ở Kabul, hơn 40 người thiệt mạng

Ngày 8/5, ba vụ nổ lớn làm rung chuyển trường học Sayed ul Shuhada phía tây thủ đô Kabul của Afghanistan đã khiến khoảng 40 người thiệt mạng, theo các thông tin ban đầu.

Một chiếc xe hơi mang bom (VBIED) đã gây ra vụ nổ đầu tiên, tiếp sau đó là hai quả tên lửa cũng rơi vào trường học. Đây là ngôi trường chủ yếu là nữ sinh.

Phát ngôn viên Bộ Nội vụ, Tariq Arian cho biết, 25 người thiệt mạng. Ghulam Dastagir Nazari, phát ngôn viên Bộ Y tế thông báo có 46 người thiệt mạng. Hầu hết các nạn nhân đều là sinh viên.

Taliban nhanh chóng phủ nhận trách nhiệm vụ tấn công. Phát ngôn viên của Taliban, Zabihullah Mujahid, đã lên án vụ việc trên Twitter.

“Chúng tôi lên án vụ nổ ngày hôm nay ở Dashti Barchi, Kabul nhắm vào dân thường, và đáng buồn là đã gây ra thiệt hại nặng nề.

Đây là những hành động của kẻ độc ác nham hiểm hoạt động dưới danh nghĩa Daesh (IS) dưới sự hậu thuẫn của tình báo chính quyền Kabul".

Cuộc tấn công ghê rợn này có thể do IS thực hiện. Tổ chức khủng bố này đã tiến hành một số vụ đánh bom và tấn công bằng tên lửa vào Kabul trong những tháng gần đây. Đến thời điểm này, nhóm khủng bố không đưa ra bất cứ bình luận nào.

Cuộc tấn công cho thấy, Afghanistan tiếp tục phải đối mặt với cuộc chiến vĩnh viễn. Đó sẽ là cuộc chiến giữa chính phủ Kabul và Taliban, ngoài ra là cuộc chiến với IS. Khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút khỏi Afghanistan, những cuộc chiến này sẽ đồng loạt bùng phát và bất cứ lực lượng nào giành lợi thế, cuộc chiến cũng sẽ không thể chấm dứt.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...