Afghanistan: Panjshir tiếp tục kháng chiến, Taliban công bố danh sách nội các lâm thời

Sau khi bình định tỉnh Panjshir, Taliban công bố một chính phủ lâm thời với nhiều phần tử bị truy nã và trong danh sách đen của Liên Hiệp Quốc.

Phát ngôn viên Ali Nazari của Mặt trận Kháng chiến Afghanistan tuyên bố, lực lượng này vẫn kiểm soát 60-65% lãnh thổ của tỉnh Panjshir.

“Tất cả các vị trí chiến lược ở Panjshir đều nằm trong quyền kiểm soát của chúng tôi. Chúng tôi thực hiện một cuộc rút lui chiến thuật khỏi tuyến đường tấn công chính của Taliban” - tuyên bố cho biết.

Theo Nazari, lực lượng Taliban phải gánh chịu thương vong nặng nề trong các trận chiến với lực lượng kháng chiến. Ông nhấn mạnh rằng, trong tương lai gần, lực lượng kháng chiến Panjshir sẽ - "quét sạch" các tay súng Taliban.

Ngày 6/9, phong trào Taliban tuyên bố giành quyền kiểm soát Panjshir, khu vực cuối cùng trong số 34 khu vực Afghanistan.

Ban đầu kế hoạch của Taliban là chiếm Panjshir một cách hòa bình và dập tắt cuộc kháng chiến thông qua đàm phán, nhưng thất bại. Sau một loạt các cuộc giao chiến nhanh chóng, nhóm Hồi giáo thánh chiến giành quyền kiểm soát khu vực cuối cùng của quốc gia này.

Các nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến không bị bắt hay thiệt mạng, tiếp tục tuyên bố tiến hành cuộc kháng chiến.

Sau khi bình định tỉnh Panjshir, Taliban công bố một chính phủ hành động, và hướng tới tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo.

Các thành viên của chính phủ được công bố. Danh sách nội các cho thấy Taliban thực sự tin những phần tử bị Mỹ, Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác đưa vào danh sách đen, là có đủ điều kiện tham gia một chính quyền mới.

Một lời giải thích khác là nhóm Hồi giáo này tự tin vào sức mạnh và tiềm lực, và quyết định hành động bất chấp Mỹ, Liên hợp quốc, EU. Đồng thời lôi kéo thêm cộng đồng người ủng hộ Hồi giáo thông qua sự trừng phạt của Mỹ và Quốc tế đối với các nhân vật này.

Một số thành viên của nội các lâm thời mới đã được công bố. Thủ tướng lâm thời sẽ là Mohammad Hasan Akhund, cựu lãnh đạo của hội đồng tư vấn cao cấp được các thủ lĩnh Taliban thành lập ở Pakistan, sau cuộc chiến xâm lược của Mỹ năm 2001.

Từ năm 1996-2001, ông ta là ngoại trưởng và sau đó là phó thủ tướng trong chế độ Taliban. Mullah Akhund là cộng sự và cố vấn thân cận của thủ lĩnh đầu tiên Taliban và bị Liên hợp quốc đưa vào danh sách trừng phạt.

Abdul Ghani Baradar, từng được dự đoán là nhà lãnh đạo Afghanistan, sẽ là Phó Thủ tướng thường trực đồng thời chủ nhiệm Văn phòng chính trị của Taliban.

Quyền Phó Thủ tướng thứ hai là Abdul Salam Hanafi. Ông ta là cấp phó của Baradar, phụ trách các các vấn đề liên quan đến phong trào Taliban.

Bộ trưởng Nội vụ do Sirajuddin Haqqani, con trai của kẻ sáng lập mạng lưới thánh chiến Haqqani đảm nhận. Mạng lưới các tay súng thánh chiến này là một trong những lực lượng tàn bạo nhất của Taliban. Haqqani đứng hàng đầu trong danh sách truy nã gắt gao nhất của FBI về tội khủng bố.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng là Mullah Mohammad Yaqoob. Ông ta là con trai của người sáng lập Taliban Mohammed Omar, phụ trách các hoạt động quân sự của lực lượng Taliban từ năm 2020.

Quyền lãnh đạo Cơ quan tình báo là Abdul Haq Wasik, cựu tù nhân trong nhà tù Vịnh Guantanamo trong 12 năm, được trao đổi với lính Mỹ, bị các chiến binh Haqqani bắt giữ.

Trong hội nghị chính thức, phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid nêu tên 33 thành viên của “chính phủ Hồi giáo mới”. Ông nói thêm rằng, những vị trí trong chính phủ còn lại sẽ được công bố sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và đây không phải là quyết định cuối cùng.

Tuyên bố này không có nghĩa là sẽ có bầu cử, nhưng Taliban sẽ cố gắng kêu gọi thêm người từ các nhóm dân tộc khác do phần lớn chính phủ là người Pashtun.

Sự bất bình đang lan rộng ở Kabul. Hàng trăm công dân tuần hành ở các thành phố thủ phủ tỉnh. Tại thủ đô Kabul, người dân tụ tập trước đại sứ quán Pakistan, phản đối việc Islamabad can thiệp vào các vấn đề Afghanistan. Nhiều nhóm biểu tình là phụ nữ, cầm biểu ngữ, kêu gọi một chính phủ công bằng với cả sự tham gia của phụ nữ Afghanistan.

Phụ nữ Afghanistan biểu tình trên đường phố Kabul.

Mặc dù các nhà lãnh đạo mới tuyên bố tôn trọng quyền người dân, bao gồm quyền của phụ nữ theo luật Shariah. Nhưng một quan chức cấp cao của Taliban nói rằng: phụ nữ ở Afghanistan sẽ không được phép chơi cricket và có thể là bất kỳ môn thể thao nào khác vì “không cần thiết”, và vì cơ thể có thể bị lộ ra ngoài.

Tại Kabul, một nhóm phụ nữ cầm những tấm biển ghi “Nội các không có phụ nữ là thất bại”, tổ chức một cuộc biểu tình tại khu vực Pul-e Surkh của thành phố.

Cộng đồng toàn cầu phản ứng với danh sách chính phủ Taliban với sự thất vọng và thận trọng.

"Chúng tôi đang đánh giá thông báo, mặc dù có thông tin về một chính phủ mới với danh sách tên được công bố chỉ bao gồm các cá nhân là thành viên của Taliban hoặc các cộng sự thân cận của họ và không có phụ nữ" - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố.

Các cuộc biểu tình không bị dập tắt bằng bạo lực, Taliban đã bắn lên không trung để giải tán đám đông. Diễn biến ban đầu không có nghĩa là một trang mới được mở và nhóm Hồi giáo quyết định cho phép tự do ngôn luận và biểu đạt.

Một số nhà báo bị ngăn cản quay phim các cuộc biểu tình, nhiều phóng viên bị đánh và bị thu mất trang bị.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…