Ấn Độ thiếu hụt trầm trọng oxy y tế trong thời điểm đại dịch hoành hành

Chính phủ Ấn Độ đã buộc phải cấm các hoạt động cung cấp oxy cho mục đích công nghiệp vì tình trạng thiếu hụt oxy tại các bệnh viện.
Ấn Độ thiếu hụt trầm trọng oxy y tế trong thời điểm đại dịch hoành hành

Trong một điều lệnh do Bộ Nội vụ Ấn Độ ban hành vào 22/4, Ấn Độ cấm cung cấp ôxy cho các mục đích công nghiệp khi tình trạng thiếu ôxy tiếp tục diễn ra tại nhiều bệnh viện ở thủ đô New Delhi, trong bối cảnh làn sóng Covid-19 đang gia tăng không ngừng. 

Điều lệnh này được đưa ra như một phản ứng trước các báo cáo về tình trạng các bang ngăn chặn sự di chuyển của các phương tiện vận chuyển oxy y tế.

Nhiều tỉnh và thành phố ở Ấn Độ không có khả năng tự sản xuất oxy và phụ thuộc vào sự phân bổ oxy của chính phủ trung ương từ các nhà sản xuất khác nhau dựa trên yêu cầu, Thủ trưởng Delhi Arvind Kejriwal cho biết trong một cuộc họp báo.

“Một số bang cung cấp oxy đã cản trở việc cung cấp cho Delhi”, ông Kejriwal tiết lộ và kêu gọi các bang “cùng nhau chống lại tình trạng bất công này”.

Một số bệnh viện tư nhân nổi tiếng ở Delhi, chẳng hạn như Fortis, đã đăng tin lên mạng xã hội để thúc giục văn phòng thủ tướng và các quan chức chính phủ tăng cường cung cấp oxy cho bệnh viện. 

Với tình trạng thiếu hụt trầm trọng được báo cáo trên toàn quốc, các nhà lãnh đạo địa phương và tiểu bang yêu cầu chính phủ phải nhanh chóng cung cấp thêm bình oxy và thuốc.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố một kế hoạch cung cấp 100.000 bình oxy trên toàn quốc, từ các nhà máy sản xuất oxy mới dành cho bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong cuộc họp, Thủ tướng Modi cũng xem xét các cách thức để thúc đẩy sản xuất ôxy và cải thiện quy trình phân phối. 

CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.