Apple là “Big Tech” duy nhất chưa cắt giảm nhân sự

Nhiều công ty công nghệ lớn nhất đang phải sa thải hàng chục nghìn nhân sự do lo ngại về suy thoái kinh tế.
Apple là “Big Tech” duy nhất chưa cắt giảm nhân sự

Giống như Alphabet và Meta, Microsoft và Amazon đều công bố một đợt cắt giảm nhân sự sâu trong tuần qua.

Microsoft dự định giảm 5% lực lượng lao động (tương đương 10.000 nhân viên) và Amazon bắt đầu tiến hành đợt cắt giảm lên tới 18.000 việc làm. 

Mặc dù mỗi công ty đều có sự khác biệt, nhưng hầu hết đều đưa ra lý do cho động thái này là bởi điều kiện kinh tế vĩ mô và khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu khiến họ phải cố gắng “thắt lưng buộc bụng”.

Nhưng có một yếu tố, thường không được nhắc tới nhiều, chính là việc tốc độ tuyển dụng của các công ty công nghệ này đã tăng nhanh một bất ngờ trong hai  năm đại dịch. 

Vào năm 2020, tình hình lockdown vì đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã khiến các ứng dụng internet trở nên cần thiết hơn đối với mọi người, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhiều công ty. Khi doanh số và lợi nhuận tiếp tục tăng vào năm 2021, ngành công nghệ tiếp tục bổ sung một số lượng lớn lực lượng lao động với hy vọng rằng thành công mà họ đang đạt được sẽ còn rực rỡ hơn nữa. Tuy nhiên, mọi việc lại không đi theo kỳ vọng đó. Tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 buộc các công ty phải điều chỉnh bộ máy của mình. 

Tuy nhiên, Apple lại là một ngoại lệ: Họ không thúc đẩy tỷ lệ tuyển dụng trong hai dịch và cũng không thông báo bất kỳ đợt sa thải nào trong thời gian qua. 

cắt giảm nhân sự
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về nhân sự tại Alphabet, Amazon, Apple, Meta và Microsoft (Dữ liệu phản ánh các báo cáo thường niên có sẵn gần đây nhất cho từng công ty:  Apple và Microsoft vào năm 2022; Alphabet, Amazon, Meta năm 2021).

Để so sánh, Microsoft có 221.000 nhân viên toàn thời gian vào cuối tháng 6/2022. Đó là mức tăng 22% tương đương 40.000 nhân viên so với cùng thời điểm năm 2021. 

Trong khi đó, Amazon lại phức tạp hơn Microsoft vì họ cần lực lượng lao động lớn làm theo giờ cho các kho hàng và hậu cần cũng như các nhân viên văn phòng. Amazon đã tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021, tạo thêm 310.000 việc làm - nhưng vẫn thấp hơn năm 2020, khi quy mô công ty tăng thêm 38% tương đương nửa triệu nhân viên. Nhìn chung, Amazon đã báo cáo 1,6 triệu nhân viên tính đến cuối tháng 12/2021, trong đó khoảng 300.000 người làm việc văn phòng. 

Theo hồ sơ của SEC, Meta (trước đây là Facebook) đã tăng số lượng nhân viên lên hàng nghìn người mỗi năm kể từ khi IPO vào năm 2012. Vào năm 2020, Meta đã bổ sung hơn 13.000 nhân viên, tăng 30% và là năm tuyển dụng lớn nhất trong lịch sử của công ty. Vào năm 2021, công ty đã mở rộng thêm 13.000 vị trí nhân sự.

Alphabet đã không cắt giảm nhiều vị trí như các công ty vốn hóa lớn khác, nhưng trong những tuần gần đây, họ đã loại bỏ 240 vị trí tại Verily - bộ phận khoa học sức khỏe và sa thải 40 người tại Intrinsic - bộ phận chế tạo người máy. Vào năm 2021, Alphabet đã bổ sung hơn 21.000 nhân viên, tương đương mức tăng 15% trong năm lên tổng số 156.500 người. Vào năm 2020, công ty đã nhận thêm 16.000 nhân viên, tương đương mức tăng gần 14%.

Còn về phía mình, Apple lại "thong thả" hơn trong cuộc đua mở rộng nhân sự vào 2 năm đại dịch. Trên thực tế, việc tuyển dụng của công ty trong vài năm qua diễn ra theo cùng một xu hướng chung kể từ năm 2016. Tính đến tháng 9/2022, Apple có 164.000 nhân viên, bao gồm cả nhân viên công ty cũng như nhân viên bán lẻ cho các cửa hàng. Nhưng đó chỉ là mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021. Apple cũng đã tuyển dụng một cách thận trọng vào năm 2020, chỉ bổ sung thêm khoảng 7.000 nhân sự. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…