Arab Saudi chuyển số cổ phần Saudi Aramco trị giá 80 tỷ USD vào quỹ nhà nước

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman đã chuyển 4% cổ phần của Saudi Aramco trị giá 80 tỷ USD vào quỹ tài sản có chủ quyền của vương quốc.
Arab Saudi chuyển số cổ phần Saudi Aramco trị giá 80 tỷ USD vào quỹ nhà nước

Thái tử cho biết trong một tuyên bố, cổ phiếu sẽ củng cố vị thế tài chính vững chắc của Quỹ Đầu tư Công (PIF) và xếp hạng tín nhiệm cao trong trung hạn. Quỹ là phương tiện lựa chọn của hoàng tử để chuyển đổi nền kinh tế Arab Saudi và đa dạng hóa nguồn thu từ dầu mỏ.

Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất của Saudi Aramco sau quá trình chuyển nhượng, nắm giữ hơn 94% cổ phần của công ty, tuyên bố cho biết.

Việc chuyển nhượng cổ phần hiện có sẽ giúp tăng tài sản PIF đang quản lý, vốn được đặt mục tiêu tăng lên khoảng 4 nghìn tỷ riyals (1,07 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 2025.

Monica Malik, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Abu Dhabi, cho biết: “Động thái này hỗ trợ triển vọng huy động vốn quốc tế của PIF, bao gồm cả trái phiếu, và có thể hỗ trợ cho việc bán cổ phiếu Aramco trong tương lai.”

Saudi Aramco cho biết trong một tuyên bố, việc chuyển nhượng là một giao dịch tư nhân giữa chính phủ và quỹ nhà nước. “Công ty không phải là một bên của việc chuyển nhượng và đã không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào hoặc thanh toán hoặc nhận bất kỳ khoản tiền nào từ việc chuyển nhượng đó”.

Công ty khẳng định, quyết định này sẽ không ảnh hưởng đến số lượng cổ phiếu đã phát hành cũng như hoạt động, chiến lược, chính sách phân phối cổ tức hoặc khuôn khổ quản trị của công ty. Cổ phiếu được chuyển nhượng sẽ được xếp hạng ngang nhau giữa các cổ phiếu phổ thông hiện có khác.

Các quan chức Ả Rập Xê Út trước đó đã từng đưa ra khả năng bán cổ phiếu Aramco. PIF không bình luận. Người đứng đầu Quỹ, ông Yasir al-Rumayyan, năm ngoái cho biết Saudi Aramco có thể xem xét bán thêm cổ phiếu nếu điều kiện thị trường phù hợp, trong khi tờ Wall Street Journal gần đây báo cáo rằng vương quốc này có thể nhắm mục tiêu bán cổ phần lên tới 50 tỷ USD.

“PIF là phương tiện chính của Arab Saudi để thực hiện tầm nhìn 2030, việc chuyển nhượng cổ phần có thể nhằm ngụ ý như một cách để gây quỹ cho PIF để tái đầu tư vào nơi khác,” Yousef Husseini, phó giám đốc EFG Hermes, cho biết.

Aramco, công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã hoàn thành đợt IPO lớn nhất thế giới vào cuối năm 2019, huy động được 29,4 tỷ USD, với số tiền thu được đã chuyển cho PIF.

Cho đến nay, cổ phiếu của Aramco chỉ tăng hơn 4% trong năm, định giá công ty ở mức 1,99 nghìn tỷ USD, xếp sau công ty giá trị nhất thế giới, Apple và Microsoft. Cổ phiếu đã giảm 0,7% xuống 37,05 riyals vào lúc đóng cửa ngày 13/2. 

Sau khi giá năng lượng giảm mạnh trong những ngày đầu của đại dịch, nhu cầu đối với dầu đang ở gần mức trước Covid-19 với giá dầu Brent giao dịch quanh 94 USD / thùng trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…