Ba Vì (Hà Nội): Nghi vấn nâng khống nhiều lần giá mua sắm thiết bị giáo dục tối thiểu dành cho lớp 1

Mua sắm thiết bị giáo dục, đồ dùng học tập là hoạt động thường niên của các đơn vị giáo dục. Tuy nhiên, mua sắm thế nào cho hợp lý với nhu cầu, chất lượng, về giá… trở thành người tiêu dùng thông minh, đặc biệt là sử dụng Ngân sách Nhà nước để mua sắm...

Điển hình là gói thầu số 02: Chi phí mua sắm trang thiết bị (phần mua sắm tại huyện), dự án: Mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiếu lớp 1 cho các trường công lập trên địa bàn huyện Ba Vì” (năm 2021 – PV) được Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung ký Quyết định phê duyệt số 4458/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 với giá trúng thầu là 11.828.595.000 đ. Gói thầu do Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì là bên mời thầu.

Quyết định phê duyệt số 4458/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 với nhiều sản phẩm được cho là đã nâng giá gấp nhiều lần
Quyết định phê duyệt số 4458/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 với nhiều sản phẩm được cho là đã nâng giá gấp nhiều lần

Liên danh trúng thầu là Công ty cổ phần Thiết bị trường học An Bình và Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại nội thất, thiết bị giáo dục Trọng Tín. Trong đó, Công ty cổ phần Thiết bị trường học An Bình là liên danh chính. Gói thầu có giá dự toán là 11.848.105.200 đ, giá trúng thầu là 11.828.595.000 đ, tiết kiệm thầu 19,5 triệu đồng. Gói thầu được thực hiện bằng nguồn Ngân sách Thành phố.

Tại quyết định này, Phó Chủ tịch UBND huyện Đỗ Quang Trung cũng giao Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì thông báo kết quả đấu thầu, ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu và thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

Tuy nhiên, nhiều thiết bị giáo dục có dấu hiệu bị nâng khống, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước.

Sản phẩm đàn phím điện tử nhãn hiệu PSR 463 (PSR E463), được phê duyệt trúng thầu với 14.800.000 đ/cái. Trong khi đó, giá thị trường được bán ở mức 7.390.000 đ/cái.
Sản phẩm đàn phím điện tử nhãn hiệu PSR 463 (PSR E463), được phê duyệt trúng thầu với 14.800.000 đ/cái. Trong khi đó, giá thị trường được bán ở mức 7.390.000 đ/cái.

Một vài sản phẩm cụ thể như: Sản phẩm đàn phím điện tử nhãn hiệu PSR 463, số lượng mua là 37 cái, giá phê duyệt trúng thầu là 14.800.000 đ/cái. Trong khi đó, giá thị trường được bán ở mức 7.390.000 đ/cái, tức là tăng hơn gấp 2 lần, tương đương chênh giá 7.410.000 đồng/cái.

Kế tiếp là sản phẩm Tivi kết nối máy tính nhãn hiệu P618 65 inch, số lượng mua 37 bộ. Sản phẩm được phê duyệt trúng thầu với giá là 17.500.000 đ/bộ. Trong khi, tại siêu thị điện máy Minh Tuân, mã sản phẩm này đang được chào bán với giá 10.100.000 đ/bộ, tức là tăng 7.400.000 đồng/bộ.

Một sản phẩm khác cũng có dấu hiệu nâng khống giá sản phẩm tương tự như các sản phẩm trên, khi sản phẩm loa cầm tay nhãn hiệu ER-2215W, số lượng mua 36 bộ, giá phê duyệt là 3.500.000 đ/bộ, trong khi tại sản phẩm này được chào bán trên thị trường với giá 1.594.789 đồng/bộ, tức là nâng giá hơn gấp 2 lần, tương đương 1.900.000 đ/bộ,…

Tivi kết nối máy tính nhãn hiệu P618 65 inch được phê duyệt trúng thầu với giá là 17.500.000 đ/bộ. Trong khi, tại siêu thị điện máy Minh Tuân, mã sản phẩm này đang được chào bán với giá 10.100.000 đ/bộ,
Tivi kết nối máy tính nhãn hiệu P618 65 inch được phê duyệt trúng thầu với giá là 17.500.000 đ/bộ. Trong khi, tại siêu thị điện máy Minh Tuân, mã sản phẩm này đang được chào bán với giá 10.100.000 đ/bộ,

Đặc biệt, sản phẩm Radio – Castsete cùng nhãn hiệu RC-EZ57B nhưng lại được tách làm 2 danh mục sản phẩm khác nhau. Ở thứ tự danh mục sản phẩm mua sắm thứ 26, UBND huyện Ba Vì phê duyệt mua sắm 37 chiếc, đơn giá 4.500.000 đ/chiếc. Nhưng cũng với sản phẩm này, ở thứ tự danh mục sản phẩm mua sắm số 61, UBND huyện Ba Vì đã phê duyệt mua sắm 46 bộ, đơn giá lại tăng lên 4.600.000 đ/bộ. Trong khi khảo sát trên thị trường, mức giá bản lẻ chỉ ở mức 1.390.000 đ/chiếc, tăng hơn gấp 3 lần.

Dấu hiệu nâng khống giá thiết bị cũng xảy ra ở nhiều hạng mục mua sắm khác thuộc gói thầu này.

Vấn đề đặt ra là: Việc tổ chức đấu thầu, mua sắm nhằm mục đích tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước. Nhưng dựa vào những điển hình nêu trên thì dấu hiệu nâng khống thiết bị cao gấp nhiều lần giá thị trường, đang làm thất thu lớn Ngân sách Nhà nước mà Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì là đơn vị mời thầu.

Cùng một mã hàng mua sắm nhưng được tách làm 2 mã riêng với đơn giá khác nhau
Cùng một mã hàng mua sắm nhưng được tách làm 2 mã riêng với đơn giá khác nhau

Để tìm hiểu việc khảo sát giá, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì thực hiện ra sao, dẫn đến kết quả đấu thầu cũng như các dấu hiệu nâng khống giá trị nêu trên? PV Thương Gia được Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh hướng dẫn đăng ký làm việc qua anh H. (chuyên viên văn phòng, thuộc Phòng GD&ĐT – PV). Đồng thời, PV cũng đăng ký làm việc trực tiếp tại văn phòng Phòng GD&ĐT huyện. Tuy nhiên, khi liên hệ lại với ông Oanh và chuyên viên văn phòng, PV lại tiếp tục được hướng dẫn đăng ký làm việc qua văn phòng UBND huyện Ba Vì.

Tiếp tục liên hệ với Cty cổ phần Thiết bị trường học An Bình qua số máy 0974277226 (số điện thoại theo tra cứu thông tin doanh nghiệp) thì được một người tên là Lan Anh - Quản lý văn phòng cho hay: Công ty chỉ làm việc khi có chỉ đạo từ chủ đầu tư, hoặc làm việc với các cơ quan chức năng.

Dữ liệu của Thương Gia cho thấy, Công ty cổ phần Thiết bị trường học An Bình thành lập từ năm 2017. Dù vậy, đơn vị này bắt đầu tham gia đấu thầu thiết bị trường học từ cuối năm 2020, ở 3 gói thầu. Trong đó, trúng thầu 2 gói, 1 gói chưa có kết quả là gói thầu mua sắm thiết bị do Văn phòng HĐND và UBND huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) là bên mời thầu. Gói thầu này đã hoàn thành mở thầu và chỉ duy nhất nhà thầu An Bình tham gia đấu thầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm