Các “đại gia” Hàn Quốc “lên dây cót” trước thềm cuộc đấu thầu eBay Korea

Các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang “chuẩn bị tinh thần” cho cuộc đấu thầu mua eBay Korea, vì thỏa thuận nói trên được kỳ vọng sẽ “gây chấn động” cho ngành bán lẻ nước này.

Giới quan sát thị trường cho biết, hầu hết các bên gửi hồ sơ thầu ban đầu đều dự kiến sẽ tham dự cuộc đấu thầu vào ngày 7/6. Những cái tên đáng chú ý nhất bao gồm nhà cung cấp dịch vụ di động số một Hàn Quốc SK Telecom Co., tập đoàn bán lẻ khổng lồ Lotte, chuỗi cửa hàng giảm giá nhượng quyền E-Mart, và MBK Partners, công ty cổ phần tư nhân và cổ đông lớn nhất của chuỗi cửa hàng giảm giá Homeplus.

Một liên danh gồm nhiều nhà thầu khác nhau cũng có thể xuất hiện. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh có tin đồn rằng E-Mart và nhà điều hành cổng thông tin trực tuyến Naver có thể hợp tác, khi hai bên đã củng cố mối quan hệ kinh doanh vào tháng 3/2021 thông qua thỏa thuận hoán đổi cổ phiếu trị giá 221 triệu USD.

Thương vụ bán đấu giá eBay Korea đã thu hút sự chú ý của ngành bán lẻ kể từ lần đầu tiên công bố vào tháng Giêng năm nay. Lần đấu thầu vào hôm nay - 7/6 (theo giờ địa phương) sẽ là nỗ lực thứ hai của eBay Korea khi lần đầu tiên diễn ra hồi tháng 5 đã thất bại do công ty kỳ vọng về mức giá cao hơn. eBay Korea hy vọng sẽ nhận về ít nhất 5.000 tỷ won cho thương vụ này, trong khi các nhà thầu cho rằng mức giá này là quá cao trong môi trường kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và các chi phí bổ sung còn tiềm ẩn sau thương vụ.

Một nguồn thông tin trong ngành cho biết, thương vụ của eBay Korea có thể trông khá hấp dẫn vì kinh nghiệm dồi dào và khả năng sinh lời lớn của doanh nghiệp, nhưng 5.000 tỷ won vẫn là một con số quá lớn.

eBay là công ty thương mại điện tử lớn thứ hai tại Mỹ, với doanh thu từ thị trường Hàn Quốc chiếm khoảng 11% tổng doanh thu toàn cầu. Trong khi đó, chi nhánh eBay Korea chi phối khoảng 12% thị trường thương mại điện tử của Hàn Quốc, chỉ đứng sau Naver (18%) và Coupang Inc (13%).

TTXVN, Yonhap

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...