Sau 2 tháng, sàn giao dịch chứng khoán New York mở cửa trở lại

Sàn giao dịch chứng khoán New York đã mở cửa trở lại sàn giao dịch sau 2 tháng đóng cửa vì đại dịch Covid-19.
Sau 2 tháng, sàn giao dịch chứng khoán New York mở cửa trở lại

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã mở cửa trở lại sàn giao dịch sau 2 tháng, đồng thời nghiêm túc chấp hành các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh như đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách và chỉ cho phép một lượng người giao dịch nhất định. 

NYSE, được sở hữu bởi Intercontinental Exchange, là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo tổng vốn hoá thị trường của các công ty niêm yết. 

NYSE cũng là một trong số ít các sàn giao dịch vẫn có tính năng giao dịch tại sàn khi mà hầu hết các sàn giao dịch khác đã chuyển hoàn toàn sang giao dịch điện tử.

Thống đốc New York Andrew Cuomo đã có mặt tại NYSE để rung hồi chuông bắt đầu giao dịch trực tiếp, một hình ảnh mang tính tượng trưng gắn liền với việc mở cửa trở lại. 

New York là một trong số khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 với khoảng 200.000 trường hợp nhiễm bệnh và 20.000 người đã tử vong. 

Trong suốt khoảng thời gian dịch bệnh, thị trường tài chính Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giao dịch, tuy nhiên các sàn giap dịch trực tiếp đều đã đóng cửa và chuyển sag giao dịch điện tử hoàn toàn để bảo vệ sức khoẻ người lao động. 

Chứng khoán Hoa Kỳ đã có dấu hiệu tăng mạnh vào đầu phiên giao dịch nhờ sự lạc quan về tiềm năng phát triển vắc xin chống Covid-19 và sự trở lại của các hoạt động kinh doanh, nhưng sau đó đã giảm dần vào cuối ngày. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Đầu tư chứng khoán thế nào trong 6 tháng cuối năm?

Đầu tư chứng khoán thế nào trong 6 tháng cuối năm?

Công ty chứng khoán BIDV (BSC) vừa đưa ra các nhóm chủ đề có khả năng xảy ra nhiều nhất trong quý II và phần còn lại của năm 2020 dựa trên các gói hỗ trợ kích cầu nền kinh tế từ chính phủ trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Chứng khoán tháng 5: Điều gì chờ đợi?

Chứng khoán tháng 5: Điều gì chờ đợi?

Dù dòng tiền nội đã rất nỗ lực trong tháng 4 nhưng việc khối ngoại vẫn liên tiếp bán ròng, cùng với hiệu ứng "sell in may" vẫn là những yếu tố tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...