Bán 169,5 triệu cổ phiếu, ông Trịnh Văn Quyết không còn là cổ đông lớn của FLC Faros

Phiên giao dịch ngày 10/6 ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục bán ra 11 triệu cổ phiếu ROS giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 4,17% và chính thức không còn là cổ đông lớn của FLC Faros.
Bán 169,5 triệu cổ phiếu, ông Trịnh Văn Quyết không còn là cổ đông lớn của FLC Faros

Tạm tính theo thị giá 3.470 đồng/cp của ROS chốt phiên ngày 10/6 số tiền ông Quyết huy động được từ việc bán số cổ phiếu trên khoảng 38 tỷ đồng.

Chỉ hai ngày trước, Chủ tịch Tập đoàn FLC thông báo vừa thông báo đã bán tổng cộng 169,5 triệu cổ phiếu của FLC Faros để giảm tỷ lệ sở hữu từ 36% xuống 6,1%. Nếu tính theo giá cổ phiếu tại thời điểm hoàn tất giao dịch, số tiền ông Quyết thu về ước tính khoảng 578 tỷ đồng.

Từ tháng 4 đến nay, ông Trịnh Văn Quyết liên tục thoái vốn sau khi từ chức chủ tịch HĐQT FLC Faros. Ngày 10/4, ông Quyết bán ra 53,8 triệu cổ phiếu công ty. Trong tháng 5, chủ tịch FLC tiếp tục thực hiện 2 giao dịch chuyển nhượng tổng cộng 33,2 triệu cổ phiếu FLC Faros.

Từ tỷ lệ sở hữu 51% hồi đầu năm, đến nay ông Quyết chỉ còn giữ 6% cổ phần của công ty xây dựng này. Trước đó, trong 3 tháng cuối năm 2019, doanh nhân này cũng đã sang tay 91 triệu cổ phiếu FLC Faros.

Trước việc ông Trịnh Văn Quyết liên tục bán cổ phiếu, một cổ đông đã đề nghị ban lãnh đạo FLC Faros giải thích nguyên nhân tại đại hội cổ đông thường niên 2020 tổ chức đầu tháng 5.

Đại diện doanh nghiệp nói đây là các quyết định của cá nhân ông Quyết theo nhu cầu tài chính, công ty không thể quyết định thay.

Mới đây, FLC Faros thông báo phương án chính thức để sáp nhập vào CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB). FLC GAB sẽ phát hành thêm cổ phần để hoán đổi lấy toàn bộ cổ phần hiện hữu của các cổ đông tại FLC Faros nhằm thực hiện việc sáp nhập hai doanh nghiệp theo chủ trương đã được thông qua với tỷ lệ hoán đổi là 1:15. Điều này đồng nghĩa mỗi cổ phần GAB phát hành thêm sẽ hoán đổi lấy 15 cổ phần của FLC Faros.

Vào tháng 9/2016, FLC Faros đưa 430 triệu cổ phiếu ROS niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán. Đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên, ROS ở giá 12.600 đồng. Hơn một năm sau, có thời điểm ROS tăng ngoạn mục trên 214.000 đồng/cp.

Tuy nhiên, tính tới hôm nay, ROS đã lao dốc với giá rẻ hơn ly trà đá, dù tăng trần trong ngày nhưng hiện nằm giá 3.690 đồng/cp. Vốn hóa thị trường của ROS hiện đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Xem thêm

FLC Faros đề xuất chủ trương sáp nhập vào GAB

FLC Faros đề xuất chủ trương sáp nhập vào GAB

CTCP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) vừa gửi công văn cho CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC (mã: GAB) đề xuất chủ trương sáp nhập hai doanh nghiệp theo kế hoạch của Hội đồng quản trị (HĐQT).
GAB thông qua việc nhận sáp nhập FLC FAROS

GAB thông qua việc nhận sáp nhập FLC FAROS

Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC (mã: GAB) vừa thông qua việc nhận sáp nhập CTCP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) nhằm giúp công ty nâng cao và phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...