Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh ngành du lịch: Việt Nam xếp thứ 63/140

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành Lữ hành và Du lịch (The Travel & Tourism Competitiveness Report) - TTCI 2019 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố cho biết: Việt Nam xếp thứ 63/140,
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh ngành du lịch: Việt Nam xếp thứ 63/140

140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng trong lần báo cáo này. Định kỳ 2 năm 1 lần, WEF xếp hạng TTCI dựa trên 14 yếu tố chính. Tất cả được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7. 

So với các nước trong khối ASEAN thì Việt Nam là nước có bước tiến nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu xếp về vị thứ, Việt Nam vẫn thấp hơn các nước như Singapore (vị trí thứ 17, giảm 4 bậc), Malaysia (vị trí thứ 29, giảm 3 bậc), Thái Lan (vị trí thứ 31, tăng 3 bậc), Indonesia (vị trí thứ 40, tăng 2 bậc). Ở vị trí thứ 5 trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện xếp cao hơn các nước: Brunei (vị thứ 72), Philippines (vị thứ 75, tăng 4 bậc), Lào (vị thứ 97, giảm 3 bậc) và Campuchia (vị thứ 98, tăng 3 bậc). Với 3.9 điểm, ở lần xếp hạng này, Việt Nam vẫn giữ vị trí ở nửa trên, lấy mức trung bình là 70/140. Việt Nam có cùng điểm số với Seychelless (vị trí 62), Bahrain (64), Ai Cập (65), Morocco (66), Montenegro (67), Georgia (68), Ả rập Saudi (69), Ecuador (70).

Sự tăng bậc so với bảng xếp hạng TTCI năm 2017 chủ yếu nhờ cải thiện của độ mở quốc tế (tăng 15 bậc, từ 73/136 lên 58/140). Trong đó, tăng mạnh nhất là chỉ số yêu cầu về thị thực nhập cảnh (tăng 63 bậc, từ 116/136 lên 53/140), tương đương với Brunei (vị thứ 53) và kém hơn các nước ASEAN khác như Singapore (50), Philippines (47), Thái Lan (29), Lào (26), Malaysia (18) và Campuchia.

Các chỉ số khác có tăng trưởng là: Khả năng cạnh tranh về giá cả (tăng 13 bậc, từ 35/136 lên 22/140); Hạ tầng vận tải hàng không (tăng 11 bậc, từ 61/136 lên 50/140); Hạ tầng dịch vụ du lịch (tăng 7 bậc, từ 113/136 lên 106/140)... Tuy nhiên, một số chỉ số rất quan trọng lại giảm như xếp hạng về nhân lực và thị trường lao động giảm từ hạng 37/13 giảm xuống 47/140, ứng dụng CNTT trong du lịch giảm từ hạng 80/136 xuống 83/140.

Mặc dù du lịch đã được Việt Nam xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng qua vị trí thứ 100 ở bảng xếp hạng về chỉ số “mức độ ưu tiên cho du lịch” cho thấy, du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ở bảng chỉ số này, Việt Nam đang bị “lép vế” hầu hết các nước trong khu vực, Singapore (vị trí thứ 6), Indonesia (10), Thái Lan (27), Campuchia (44), Philippines (56), Malaysia (62), Lào (64); chỉ hơn được Brunei (vị trí 127). Ở chỉ số khả năng cạnh tranh về giá cả, Việt Nam cũng phải cạnh tranh rất khốc liệt với các nước trong khu vực ASEAN. Trong bảng này, Brunei đứng thứ 2, Malaysia đứng thứ 5, Indonesia đứng thứ 6, Lào đứng thứ 20; Philippines và Thái Lan cũng bám đuổi Việt Nam ở vị trí 24 và 25.

Có thể bạn quan tâm

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Black Friday là gì và tại sao người tiêu dùng lại “mê” ngày lễ mua sắm này đến vậy?

Black Friday là gì và tại sao người tiêu dùng lại “mê” ngày lễ mua sắm này đến vậy?

Black Friday, thường diễn ra vào ngày thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn tại Mỹ, là khởi đầu cho mùa mua sắm cuối năm ở nhiều quốc gia. Ngày này được biết đến với những đợt giảm giá lớn và ưu đãi hấp dẫn tại các cửa hàng và trang thương mại điện tử, thu hút hàng triệu người mua sắm trên toàn cầu…