Bắt đầu sửa quy định ngân hàng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực thị trường

Theo giới chuyên môn, việc sửa đổi quy định ngân hàng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đang thể hiện ý chí "lạt mềm buộc chặt" của Ngân hàng Nhà nước...
Ngân hàng Nhà nước sửa quy định về việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.

Rủi ro trái phiếu tại ngân hàng

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trên cơ sở đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát việc các tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.

Bên cạnh đó, qua kết quả thanh tra, giám sát hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng cho thấy phát sinh tiềm ẩn rủi ro đối với một số mục đích phát hành trái phiếu, việc giám sát sử dụng tiền thu từ trái phiếu của doanh nghiệp phát hành đúng mục đích tại phương án phát hành...

Cụ thể, chưa có quy định điều kiện phát hành trái phiếu về năng lực tài chính, cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các khoản phát hành trái phiếu chưa chặt chẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thông qua việc phát hành nhằm mục đích đặt cọc, góp vốn, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh, bổ sung vốn lưu động...

Một số doanh nghiệp phát hành và các doanh nghiệp liên quan thực hiện tăng vốn lớn trong thời gian ngắn để chứng minh năng lực tài chính.

Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất thuê trả tiền hàng năm chưa đủ điều kiện để nhận làm tài sản bảo đảm, hợp đồng thế chấp chưa công chứng và chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Tỷ lệ trái phiếu có tài sản bảo đảm lớn nhưng thực tế chất lượng tài sản bảo đảm không cao. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi doanh nghiệp phát hành mất khả năng thanh toán.

“Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16 là cần thiết và cần được sớm ban hành nhằm phù hợp với tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng, góp phần kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tăng cường trách nhiệm của ngân hàng”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Nhiều điểm sửa đổi, bổ sung

Theo dự thảo Thông tư, Ngân hàng Nhà nước muốn sửa đổi, bổ sung 1 số điểm và khoản trong điều 4 của Thông tư 16. Trong đó, sửa đổi, bổ sung điểm d, bổ sung điểm e vào khoản 6; sửa đổi, bổ sung điểm b, bổ sung điểm d khoản 8 và bổ sung khoản 14, 15, 16.

Cụ thể, sửa đổi điểm d khoản 6: Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn. Tiêu chí xác định phương án khả thi và tiêu chí xác định doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn theo quy định nội bộ tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Bổ sung điểm e khoản 6: Hệ số nợ phải trả (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành đã được kiểm toán tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành.

trái phiếu doanh nghiệp sửa đổi thông tư 16
Việc sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN nhằm góp phần kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng

Sửa đổi điểm b khoản 8: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác.

Bổ sung khoản d khoản 8: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư với doanh nghiệp khác.

Bổ sung khoản 14: Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành và thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động tương ứng với giá trị trái phiếu theo các vòng quay vốn lưu động trong thời gian nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.

Bổ sung khoản 15: Khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích nhằm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ, tổ chức tín dụng phải phong tỏa số tiền mua trái phiếu cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

Bổ sung khoản 16: Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp cho doanh nghiệp phát hành, bên bán trái phiếu.

Được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết

Đáng chú ý, tại dự thảo sửa đổi bổ sung lần nay, Ngân hàng Nhà nước cũng lấy ý kiến về việc ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN để góp phần hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến hết ngày 31/12/2023.

Do đó, trong thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết 31/12/2023, tổ chức tín dụng chỉ được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi nằm trong 3 điều kiện.

Thứ nhất, đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này).

Thứ hai, bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu.

Thứ ba, doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...