Bất động sản Long An “ngóng” hạ tầng kết nối với TP.HCM

Long An với vị trí liền kề TP.HCM, mật độ dân cư đông và được xem là “dấu gạch nối” giữa TP.HCM và Đông Nam Bộ với ĐBSCL. Dù đã có một số hạ tầng kết nối nhưng đây vẫn là “nút thắt” cần được tháo gỡ đ
Bất động sản Long An “ngóng” hạ tầng kết nối với TP.HCM

Hạ tầng giao thông là đòn bẫy cho giá trị bất động sản Long An

Một hội thảo có quy mô lớn với chủ đề “TP.HCM – Long An: Kết nối phát triển” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức mới đây tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng về quy hoạch, phát triển và kết nối hạ tầng để phát triển đô thị tại các khu vực giáp ranh giữa TP.HCM và Long An…

TP.HCM - Long An: Tuy gần mà xa

Ông Nguyễn Thiềm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch TP.HCM, cho biết: Trong định hướng điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2025, TP.HCM vẫn xác định 2 hướng tuyến chính về phía Đông và Nam. Dù sở hữu quy đất rộng nhưng khu vực phía Tây TP.HCM và nhìn rộng ra cả khu vực giáp ranh là Long An vẫn còn bỏ ngỏ.

Trước đó, theo ông Thiềm, tới tận năm 2000 vẫn chưa có đề xuất, nghiên cứu nào quy hoạch liên kết giữa Long An và TP.HCM? Ông Thiềm cho rằng nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An, đặc biệt là khu vực Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức có nhiều hạn chế cho phát triển bất động sản như: Nền đất thấp, nhiều sông rạch - tạo ra không gian đẹp nhưng trong đầu tư thì phải san lấp nên giá thành cao. Chưa kể, khu vực này địa chất công trình yếu; nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn và phèn… Thêm vào đó, phần lớn đất đai được canh tác lúa nước, do vậy lấy đất để phát triển bất động sản rất khó khăn.

Ngoài ra, các huyện ngoại thành TP.HCM giáp ranh Long An vẫn còn nhiều vấn đề trong quy hoạch như nằm xa các đầu mối hạ tầng cùa vùng, các trục giao thông chính, chưa có nhiều dự án hạ tầng phát triển nên việc kết nối rất khó khăn.

“Hiện đã có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản Long An như Vingroup, Nam Long, Vạn Thịnh Phát, Becamex, Him Lam nhưng để giữ chân các nhà đàu tư ở lại, việc quan trọng số một là gắn kết Long An với TP.HCM”, ông Thiềm khẳng định và cho biết cần sớm bổ sung giao thông kết nối với các đường chính đô thị giữa Long An và các quận huyện giáp ranh với TP.HCM cũng như đẩy mạnh tuyến nội bộ kết nối khu vực.

Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Thành Ngoãn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Long An cũng cho rằng cần có kết nối thích hợp giữa Long An và TP.HCM cũng như các tỉnh khác. Hiện Long An đang tập trung triển khai 3 công trình trọng điểm như: Trục động lực TP.HCM - Tiền Giang - Long An; Đường 830 trục Đức Hòa - Bến Lức: Đoạn Đức Hòa – Bến Lức đầu tư theo hình thức BOT đã thu phí. Đoạn Bến Lức đến quốc lộ 50 đang sang giai đoạn 2. Đoạn quốc lộ 50 sang cảng Tân Tập dự kiến tháng 4-2020 sẽ thông xe; Đường vành đai TP.Long An gồm 4 đoạn, trong đó Long An đầu tư hai đoạn, hai đoạn còn lại sẽ kêu gọi đầu tư, dự kiến quý 3/2020 sẽ hoàn thành.

Về thông tin đầu tư đoạn Bến Lức - Hiệp Phước, ông Nguyễn cho biết mới chỉ dừng ở việc xin chủ trương của Chính phủ đầu tư theo hình thức BOT. Tỉnh cũng đang xin chủ trương làm đường vành đai 3 theo hình thức này.

Long An cần phát huy lợi thế giáp ranh với TP.HCM

Giữ vai trò then chốt trong việc “đấu nối” TP.HCM và Long An, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM khẳng định: Vệc phát triển giao thông, kết nối với các tỉnh khác là rất quan trọng bởi áp lực gia tăng dân số của TP.HCM là cực kỳ lớn khi cứ 5 năm thành phố lại tăng thêm 1 triệu người. Hiện TP.HCM đã có rất nhiều dự án phát triển đô thị vành đai. Tuy nhiên, việc mở rộng vành đai 1, vành đai 2 gặp nhiều rắc rối về pháp lý, việc thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn.

Long An sẽ chú trọng đầu tư các dự án lớn

Đây là khẳng định của bà Đặng Thị Thúy Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Long An. Vị đại diện đơn vị quản lý, phát triển thị trường nhà ở Long An nhấn mạnh: Thời gian gần đây, đầu tư vào Long An đã bắt đầu khởi sắc, thời cơ phát triển đã đến và tỉnh sẵn sàn chào đón các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như việc hình thành nhiều khu dân cư nhỏ lẻ, làm ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch phát triển chung. Chính vì vậy, “Long An sẽ chú trọng đầu tư các dự án lớn, kiểm soát các dự án nhỏ lẻ với chính sách chặt chẽ, đồng thời đẩy mạnh phát triển các hạ tầng sẽ hội để thu hút dân cư đến làm việc và sinh sống, tạo nên sự sầm uất trong các khu đô thị”, bà Hà khẳng định.

Nhiều dự án bất động sản lớn đang đổ bộ vào thị trường Long An

Đồng tình với nhận định này, TS.Sử Ngọc Khương, chuyên gia bất động sản – đầu tư, cho rằng: Câu chuyện kết nối giữa Long An – TP.HCM không chỉ đơn thuần kết nối giao thông mà phải kết nối được với nhóm kinh tế đô thị. Các nhà đầu tư cần thấy rằng: Long An không thể giống TP.HCM là xây nhà chung cư lên bán rồi thôi mà phải đầu tư các dịch vụ, tiện ích đi kèm.

“Long An hiện có 1,7 triệu dân, chưa kể số lượng dân cư lớn ở khu vực giáp TP.HCM và miền Tây đổ lên. Đây là nhóm cư dân cơ động trong việc di chuyển giữa các địa phương ĐBSCL và là cơ hội lớn của Long An nhưng các nhà đầu tư phải nhìn vào tốc độ gia tăng sản phẩm để có những bước đi phù hợp”, TS.Sử Ngọc Khương nhấn mạnh.

Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam, cho biết: Năm 2017 khu vực Long An có nguồn cung rất lớn về nhà ở với 12.000 sản phẩm được đưa ra thị trường. Năm 2018 ít hơn với 11.000 sản phẩm. Còn 6 tháng đầu năm nay, số dự án chưa bằng 50% năm trước.

“Phần lớn nhà đầu tư lẫn người mua cá nhân chỉ tập trung ở huyện Đức Hoà, Cần Giuộc, Bến Lức”, ông Lâm nhận định và cho biết: Giá bất động sản của Long An đã tăng được rất nhiều nhưng hạ tầng gần như không có cải thiện. Ví dụ, trục đường từ Nguyễn Hữu Thọ, TP.HCM đi xuống khu vực xã Long Hậu (Long An) – nơi có rất nhiều dự án tập trung ở đó nhưng giao thông hầu như không phát triển nhiều so với những năm trước đây. Điều này khiến cho độ hấp dẫn của thị trường giảm đi rất nhiều. Hiện nay chỉ có các nhà phát triển phân lô rồi bán lại cho các nhà đầu tư thứ cấp chứ chưa có đầu tư giao thông.

Nói về tầm nhìn dài hạn, ông Lâm cho rằng: Trong 15-20 năm tới, Long An không nên tập trung phát triển công nghiệp nữa mà nên phát triển nhà ở. Quỹ đất khu giáp ranh TP.HCM đang khó nên với lợi thế Long An là giáp TP.HCM dài về phía Củ Chi, đo từ quận 1 xuống Bến lức, Đức Hòa, Cần Giuộc chỉ khoảng 25km nên vô cùng thuận lợi.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…