Bất động sản vào chu kỳ mới, môi giới rục rịch quay lại nghề

Lực lượng môi giới đang dần quay lại thị trường bất động sản sau kỳ nghỉ đông dài…

9900-1684118009-moi-gioi-bat-dong-san-dautuvakinhdoanh1-6365_64d998a333455.jpg
Môi giới bất động sản

Nhiều môi giới bất động sản đã quay lại thị trường sau thời gian dài trầm lắng, nhưng chưa kịp “ấm máy” thì nguy cơ tắc nghẽn vì thủ tục hành chính lại đang đe dọa đà phục hồi mong manh.

MÔI GIỚI TRỞ LẠI ĐƯỜNG ĐUA

Sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản đang dần xuất hiện những tín hiệu phục hồi rõ nét, đặc biệt ở các phân khúc có tính pháp lý rõ ràng và nhu cầu ở thực cao.

Kéo theo đó, lực lượng môi giới từng “tháo chạy” khỏi thị trường vì thiếu nguồn hàng, khó chốt giao dịch thì nay đã bắt đầu ồ ạt quay trở lại. Bên cạnh đó là những môi giới mới bước chân vào nghề cũng nhanh chóng gia nhập cuộc đua, với kỳ vọng nắm bắt cơ hội từ làn sóng phục hồi.

Đơn cử, anh Nguyễn Minh Trí (35 tuổi) hiện đang làm môi giới bất động sản tại thành phố Hà Tĩnh. Anh Trí cho biết, anh đã nghỉ 2 năm từ cuối năm 2022 đến cuối năm 2024, vì thời điểm đó thị trường bất động sản ở Hà Tĩnh rất trầm lắng.

Theo ước tính của Hội môi giới bất động Việt Nam (VARS), cuối năm 2024 khoảng 70% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới và người môi giới có ý định gắn bó lâu dài với nghề đã quay lại hoạt động.

Anh Trí chuyên làm môi giới đất nền, nhưng sau cơn sốt ở cuối năm 2022 thị trường tỉnh gần như đóng băng, thu nhập của anh giảm mạnh. Đến đầu năm 2023, tôi không còn trụ được với nghề, đành theo người thân qua Úc làm việc.

“Đến cuối năm 2024, thị trường đã hồi sức, sếp cũ của tôi có liên hệ mong muốn tôi về đầu quân. Và nhận thấy bản thân còn yêu công việc này, được về gần vợ gần con, nên tôi quay lại. Đến hiện tại tôi đã chốt được một số giao dịch, dù không nhiều như trước, nhưng tôi tin rằng thị trường sẽ sớm phát triển mạnh mẽ để anh em môi giới có thể tăng thu nhập”, anh Trí bộc bạch.

Trong khi đó, anh Trần Văn Khánh (38 tuổi) ở Hà Nội cũng từng dừng lại công việc môi giới bất động sản của mình một thời gian ngắn, do thị trường thanh khoản kém. Dù vậy đến năm 2024, anh nhận thấy thị trường Thủ đô có tín hiệu tích cực nên đã sớm trở lại với nghề.

“Thật ra, thị trường Hà Nội có sự chuyển biến đặc biệt hơn đó là sóng chung cư, đất vùng ven nên chúng tôi mới sớm trở lại với nghề. Còn nếu đóng băng dài thì chắc không quay lại được. Vì cơm áo gạo tiền mình vẫn phải lo hằng ngày”, anh Khánh bày tỏ.

Bên cạnh lực lượng môi giới kỳ cựu quay lại đường đua, nhiều gương mặt mới cũng đang mạnh dạn bước chân vào nghề, xem đây là cơ hội để thử sức trong một thị trường đang khởi sắc trở lại.

Trong số này có chị Nguyễn Phương Thảo (23 tuổi) vừa tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại một trường đại học ở TP.HCM, đã quyết định gia nhập một sàn giao dịch bất động sản tại Bình Dương từ đầu tháng 2/2025. Dù chỉ mới vào nghề hơn một tháng, Thảo đã có trong tay gần 50 khách hàng tiềm năng nhờ chăm chỉ đăng tin trên mạng xã hội và kiên trì gọi điện từng ngày.

moi-gioi-1.png
Nhiều công ty bất động sản tuyển quân

“Em biết thị trường vừa trải qua giai đoạn rất khó khăn, nhưng cũng vì thế mà em nghĩ đây là thời điểm phù hợp để học nghề, khi áp lực cạnh tranh chưa quá khốc liệt và khách hàng bắt đầu quan tâm trở lại,” Thảo chia sẻ.

Nắm bắt xu hướng của thị trường, nhiều công ty môi giới bất động sản cũng bắt đầu đẩy mạnh tuyển dụng, mở rộng đội ngũ từ đầu năm 2025. Các sàn giao dịch liên tục đăng tin tuyển quân, nhằm chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn thị trường sôi động trở lại.

CHỢ MUỐN ĐÔNG CẦN CẢ HÀNG VÀ KHÁCH

Trao đổi với Thương gia, ông Nguyễn Anh Quê, CEO Tập đoàn G6 cho biết, lực lượng môi giới bắt đầu quay trở lại thị trường Hà Nội từ năm 2024. Ở các tỉnh, xu hướng này rõ nét hơn từ đầu năm 2025, bởi thị trường đang bước vào một chu kỳ mới.

Theo ông Quê, so với thời điểm đỉnh cao của quý 1/2022, số lượng môi giới hoạt động trên thị trường vào quý 3/2023 chỉ còn khoảng 15 – 20%. Tuy nhiên đến hiện tại, tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 60%, bao gồm cả môi giới kỳ cựu trở lại và lực lượng mới gia nhập. Dù vậy, con số này vẫn chưa thể chạm mốc như năm 2022.

Lý do chính nằm ở việc nguồn cung chưa dồi dào như giai đoạn 2020 – 2021, chủ yếu đến từ các vướng mắc về thủ tục đầu tư. Sắp tới, những vướng mắc này thậm chí còn có nguy cơ kéo dài thêm.

Việc bỏ cấp huyện, sáp nhập xã, điều chỉnh đơn vị hành chính tại nhiều tỉnh thành khiến các địa phương phải chờ văn bản hướng dẫn mới, đồng thời phải sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan đến đất đai, đầu tư. Điều này dẫn đến việc rất nhiều thủ tục cấp huyện, cấp xã bị gián đoạn.

Đối với các địa phương có sự thay đổi tên gọi, địa giới, bài học nhãn tiền điển hình là tỉnh Hà Tây, một phần tỉnh Vĩnh Phúc khi sáp nhập về Hà Nội, hiện có không ít dự án từ năm 2008 đến nay vẫn chưa thể triển khai do các thủ tục cũ không còn tương thích với hệ thống hành chính mới.

nguyen-anh-que-172171478126774501499-1721719730518-1721719730633243250841.jpg
ông Nguyễn Anh Quê, CEO Tập đoàn G6

Vị chuyên gia cho rằng, từ tháng 6/2025 trở đi, gần như 100% dự án tại các tỉnh sáp nhập sẽ phải tạm dừng thủ tục đầu tư để chờ hoàn tất việc sửa đổi Hiến pháp, luật, nghị định và các văn bản hướng dẫn mới.

Trừ một số ít dự án đã vượt qua các bước phê duyệt cấp xã, cấp huyện và nằm ở những địa phương không bị ảnh hưởng bởi sáp nhập.

Ngoài ra, các dự án nằm trong khu vực có thay đổi hành chính sẽ buộc phải điều chỉnh lại toàn bộ giấy tờ pháp lý.

Cùng với đó là một rủi ro lớn khác là việc làm lại quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch cấp tỉnh và cấp xã quá trình có thể kéo dài vài năm.

“Do đó, dù thị trường có dấu hiệu sôi động trở lại, giá cả tăng lên, thì lượng hàng hóa vẫn còn rất hạn chế. Điều này khiến lực lượng môi giới khó thể phát triển mạnh mẽ như trước. Một cái chợ muốn đông người thì phải có cả hàng hóa dồi dào và khách mua nhiều. Chỉ có đông người bán thôi thì chưa đủ”, ông Quê ví von.

Xem thêm

Nghị quyết 68 giúp doanh nghiệp nội không thua ngay trên sân nhà

Nghị quyết 68 giúp doanh nghiệp nội không thua ngay trên sân nhà

Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị sẽ khai phóng, khơi thông mọi điểm nghẽn, giúp đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo đòn bẩy vững chắc cho một Việt Nam thịnh vượng…

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Có thể bạn quan tâm

Lộ diện tâm điểm tăng trưởng mới tại thị trường bất động sản Hải Phòng

Lộ diện tâm điểm tăng trưởng mới tại thị trường bất động sản Hải Phòng

Với định hướng trở thành trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực, Hải Phòng đang bứt phá mạnh mẽ cùng vị thế chiến lược, tốc độ đô thị hóa vượt trội và các chính sách phát triển đồng bộ. Đô thị gắn với logistics trở thành tâm điểm tăng trưởng mới đầy khác biệt cho thành phố này…

Thị trường bất động sản chưa hết “ốm”

Thị trường bất động sản chưa hết “ốm”

Dù vẫn còn nhiều “triệu chứng” bất ổn, thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ. Những chuyển động chính sách và nỗ lực từ cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp đang mở ra kỳ vọng mới…

Hải Phát Land chậm đóng 3,28 tháng bảo hiểm xã hội và các loại bảo khác

Hải Phát Land đã hoàn thành nghĩa vụ bảo hiểm

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất Động Sản Hải Phát liên quan đến việc chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác, công ty này cho biết đến thời điểm này đã hoàn thành các nghĩa vụ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác...