Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bức tranh tài chính của ngành bất động sản, tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng tài sản luôn là một chỉ dấu quan trọng, phản ánh phần nào mức độ rủi ro và khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp. Thống kê mới nhất từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 cho thấy, nhiều “ông lớn” trong ngành đang ghi nhận tỷ lệ phải thu ở mức cao đáng lo ngại, trong đó nổi bật là An Gia, Tập đoàn Đất Xanh, DIC Corp,...

Dẫn đầu danh sách là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán: AGG), với tỷ trọng khoản phải thu chiếm gần 84% tổng tài sản, mức cao nhất toàn ngành. Mặc dù trong quý 1/2025, tổng khoản phải thu ngắn hạn của An Gia đã giảm hơn 60% so với cuối năm 2024, xuống còn 5.844 tỷ đồng, nhưng con số này vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trên tổng tài sản là 6.936 tỷ đồng.

Đáng chú ý, sự biến động lớn nhất đến từ khoản phải thu dài hạn, khi tăng tới 266%, đạt 3.976 tỷ đồng, cho thấy doanh nghiệp có thể đang dồn lực vào các khoản hợp tác hoặc đầu tư dài hạn chưa đến kỳ thu hồi. Trong khi đó, khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.844 tỷ đồng, vẫn ở mức cao dù đã giảm mạnh so với thời điểm cuối năm trước.

Tuy nhiên, trong khi tỷ trọng phải thu cao, An Gia lại ghi nhận kết quả kinh doanh khá ảm đạm. Doanh thu quý 1/2025 chỉ đạt 191,7 tỷ đồng, giảm đến 85% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế lao dốc mạnh, chỉ còn 8 tỷ đồng, tức giảm 96%. Điều này đặt ra dấu hỏi về khả năng thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp.

anh-chup-man-hinh-2025-05-21-luc-175417.png
Các khoản phải thu ngắn hạn của An Gia trong quý 1/2025

Xếp thứ hai là Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (mã chứng khoán: DXS) với tỷ trọng phải thu lên tới 64%, tương ứng 9.924 tỷ đồng trên tổng tài sản 15.419 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu lớn nhất là phải thu khác, đạt 7.466 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm 2024. Việc các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản DXS khiến nhiều nhà đầu tư đáng lưu tâm.

Kết thúc quý 1/2025, DXS ghi nhận doanh thu 512 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 19%, còn 43 tỷ đồng. Theo giải trình từ phía doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí bán hàng tăng 24%, khi công ty đẩy mạnh các hoạt động marketing và mở rộng thị trường. Mức chi mạnh tay cho hoạt động bán hàng trong khi tỷ lệ thu hồi dòng tiền từ khách hàng chưa cao đang khiến cấu trúc tài chính của DXS trở nên kém an toàn hơn.

Khác với An Gia hay Đất Xanh, Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) dù cũng thuộc nhóm có tỷ trọng phải thu cao, chiếm khoảng 48,6% tổng tài sản nhưng lại thể hiện một bức tranh tài chính hoàn toàn khác biệt. Tính đến ngày 31/3/2025, các khoản phải thu của VHM lên tới hơn 323.000 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn hơn 149.000 tỷ đồng, phần còn lại là dài hạn.

Tuy nhiên, điểm khác biệt của Vinhomes nằm ở hiệu quả hoạt động. Trong quý 1/2025, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 15.698 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh 124% nếu bao gồm cả các khoản hợp tác kinh doanh và bán lô lớn (quy đổi theo doanh thu tài chính). Lợi nhuận sau thuế đạt 2.652 tỷ đồng, tăng 193% so với cùng kỳ năm trước.

Về tiềm lực tài chính, Vinhomes tiếp tục duy trì nền tảng vững chắc với tổng tài sản đạt 561.504 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 223.396 tỷ đồng. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2025, công ty cũng đặt kế hoạch đầy tham vọng với doanh thu dự kiến 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy, dù tỷ trọng phải thu cao, nhưng nhờ quy mô lớn, quản trị tốt và khả năng triển khai dự án hiệu quả, Vinhomes vẫn duy trì được động lực tăng trưởng và kiểm soát rủi ro.

anh-chup-man-hinh-2025-05-21-luc-183331.png

Một trong những cái tên đang được nhắc đến tiếp theo là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) khi đứng thứ 4 về tỷ trọng khoản phải thu, với con số 12.887 tỷ đồng, chiếm tới 38% tổng tài sản (33.660 tỷ đồng).

Dù vậy, Đất Xanh vẫn có một quý khởi đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh tích cực hơn mong đợi. Doanh thu thuần trong quý đạt gần 925 tỷ đồng, dù giảm 13% so với cùng kỳ, chủ yếu do doanh thu chuyển nhượng bất động sản sụt giảm gần 19%, chỉ còn 666 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ giá vốn giảm mạnh 30%, lãi gộp của doanh nghiệp lại tăng 8%, đạt hơn 510 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng theo đó cũng tăng trưởng ấn tượng, đạt 48 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu lãi ròng 368 tỷ đồng trong năm 2025, Đất Xanh sẽ cần nhiều nỗ lực hơn trong các quý còn lại, khi kết quả quý 1 mới chỉ đạt 13% kế hoạch năm.

Trong khi đó, một cái tên khác cũng nằm trong tốp về tỷ trọng phải thu là Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã chứng khoán: DIG). Với hơn 6.000 tỷ đồng phải thu, chiếm hơn 35% tổng tài sản (18.910 tỷ đồng), DIG đứng thứ 3 toàn ngành về tỷ lệ này. Đáng chú ý, phần lớn khoản phải thu của DIC Corp là ngắn hạn, với giá trị lên tới 5.780 tỷ đồng, cho thấy áp lực thu hồi công nợ trong ngắn hạn là không nhỏ.

Tình hình kinh doanh của DIG trong quý 1/2025 tiếp tục gặp khó khăn. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 176,53 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,3% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế vẫn âm 45,44 tỷ đồng, dù đã cải thiện so với mức lỗ 121,24 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp chỉ ở mức 29,23 tỷ đồng, không đủ để bù đắp cho chi phí tài chính, bán hàng và quản lý, cùng với khoản lỗ từ công ty liên doanh, liên kết, dẫn đến kết quả thua lỗ tiếp tục kéo dài.

Đáng chú ý, DIG từng đặt ra một kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng cho năm 2025, với mục tiêu doanh thu 3.500 tỷ đồng, tăng hơn 143% so với năm trước, lợi nhuận trước thuế dự kiến 718 tỷ đồng, tăng hơn 354%, cùng kế hoạch đầu tư 6.690 tỷ đồng và mức chia cổ tức dự kiến từ 7-10%. Tuy nhiên, với kết quả ảm đạm trong quý đầu năm, DIG vẫn đang ở rất xa mục tiêu đề ra, đặc biệt là khi vẫn phải đối mặt với gánh nặng chi phí và tỷ trọng phải thu lớn.

Câu chuyện của An Gia, Đất Xanh, DIC Corp,... cho thấy một nghịch lý trong ngành bất động sản: Dù đang nắm giữ lượng tài sản lớn, nhưng tỷ trọng phải thu cao khiến khả năng xoay vòng vốn bị ảnh hưởng đáng kể. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, việc các khoản phải thu chậm được chuyển hóa thành dòng tiền thực tế có thể kéo theo những hệ lụy về thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn.

Xem thêm

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Có thể bạn quan tâm

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ chứng kiến làn sóng chia cổ tức ấn tượng từ hàng loạt doanh nghiệp. Không chỉ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia cổ tức gấp rưỡi, gấp đôi mệnh giá hoặc trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới hơn 150%...

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...