Việc góp vốn mua cổ phần có 4,28 tỷ USD đăng ký, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ. Trong số vốn khối ngoại đăng ký thông qua góp vốn, mua cổ phần, thì lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (47,3%). Tiếp theo là hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 18,4%...
Về dòng vốn trong nước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung 9 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn Thành phố là 673.486 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ.
Trong đó, có 30.634 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 372.432 tỷ đồng (tăng 4,1% số lượng doanh nghiệp và bằng 95,5% vốn đăng ký so cùng kỳ). Có 47.173 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 301.054 tỷ đồng.
Phân theo lĩnh vực, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có vốn đầu tư nhiều nhất với 27,7% tổng vốn đầu tư.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố cò 8.067 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 45,12 tỷ USD.
Nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, UBND thành phố đã kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi một số quy định về đầu tư kinh doanh theo hướng quy định cụ thể hơn các thủ tục về quyết định chủ trương đầu tư về thẩm quyền, phạm vi điều chỉnh và nội dung thẩm tra.
Theo Công ty CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản tại TP HCM đang rất hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ, kinh tế ổn định và hội nhập sâu rộng, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, trong khi thị trường ngày càng minh bạch. Nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường bất động sản, khung pháp lý, thủ tục cấp phép dự án…
>>Hơn 25 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 9 tháng