BĐS Công nghiệp: Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn trong năm 2020

Trước bối cảnh suy thoái toàn cầu, Việt nam vẫn được đánh giá là “điểm sáng” với sự phát triển tích cực của nền kinh tế. Hiệp định EVFTA được ký kết trong năm 2020 mở ra “cơ hội vàng” cho nhà đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Điểm sáng đầu tư

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản công nghiệp của Savills Việt Nam cho biết, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, 2019 là một năm đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Năm 2019, các chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô đầy ấn tượng đã hỗ trợ cho hiệu suất của thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp, với tổng lượng đầu tư đạt 24,56 tỷ USD, chiếm hơn 64,6% tổng vốn đầu tư.

Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn hầu như đều tích cực, Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng GDP thực tế sẽ duy trì ở mức 6,5% vào năm 2020 và 2021.

Năm 2019 đánh dấu 10 năm tăng liên tiếp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, đến cuối năm, ngành sản xuất và chế biến đã thu hút đầu tư cao nhất. Năm 2020 cũng có những khởi đầu tích cực.

Chỉ trong 20 ngày đầu tháng 1, Việt Nam đã thu hút được 5,3 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với mức tăng 179,5% cùng kỳ năm ngoái - theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MOPI). Trong số 5,3 tỷ USD này, 4,5 tỷ USD đã được đổ trực tiếp vào các dự án FDI mới.

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản công nghiệp của Savills Việt Nam
Ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản công nghiệp của Savills Việt Nam

Hầu hết các dòng vốn dành cho ngành sản xuất điện, nước và khí đốt, ngành sản xuất và chế biến ở vị trí thứ hai, thu hút được 85,33 triệu USD, tương đương 16% tổng số dòng vốn trong tháng 1 đầu năm.

Các hiệp định Thương mại tự do (FTA) và mạng lưới thương mại toàn cầu gần đây sẽ tiếp tục thúc đẩy Việt Nam trở thành đích đến chính của FDI, mặc dù điều này cũng sẽ làm nền kinh tế dễ bị tổn thương khi có sự sụt giảm về nguồn cầu trên phạm vi toàn cầu.

EVFTA mở ra cơ hội vàng cho ngành công nghiệp Việt Nam

Nghị Viện Châu Âu vừa chính thức thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ Đầu tư EU- Việt Nam (EVIPA), tăng lên triển vọng cho các ngành kinh tế Việt Nam. Theo đó, chỉ còn một bước nữa trước khi hiệp định chính thức có hiệu lực đầy đủ - là việc phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.

Ông John Campbell đánh giá: “Cụ thể hơn, EVFTA tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ việc xuất khẩu các sản phẩm giá trị thấp, chuyển sang hàng hóa có giá trị cao hơn như các thiết bị công nghệ cao, điện tử, xe cộ và y tế. Các mạng thương mại toàn cầu sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với nhiều đối tác khác nhau, cho phép nhập khẩu đầu vào hoặc hàng hóa trung gian rẻ hơn, từ đó sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Ngoài ra, thông qua việc gia tăng mối quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài, Việt Nam có thể gặt hái những lợi ích của việc chuyển giao kiến thức và công nghệ đi kèm với các khoản đầu tư như vậy.”

EVFTA mở ra cơ hội vàng cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp
EVFTA mở ra cơ hội vàng cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

Khi Việt Nam mở cửa cho các nhà sản xuất Châu Âu trong các ngành công nghiệp như thực phẩm và đồ uống, phân bón, gốm sứ và vật liệu xây dựng, việc loại bỏ thuế quan cũng sẽ có lợi cho các ngành xuất khẩu quan trọng sang Châu Âu, bao gồm sản xuất điện tử và điện thoại thông minh, dệt may và nông sản.

Kể từ tháng 6 năm ngoái, ngày càng nhiều các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tự tin rằng EVFTA sẽ thúc đẩy đầu tư vào sản xuất, từ đó mở rộng nhóm khách thuê hơn. Với việc thỏa thuận này sẽ được phê chuẩn trong năm nay, các nhà đầu tư cũng hy vọng sẽ thấy sự gia tăng nhu cầu thuê từ các nhà sản xuất châu Âu vào năm 2020 và 2021.

Khi nguồn cầu tiếp tục vượt xa nguồn cung, đặc biệt là ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm, với tỷ lệ lấp đầy đạt 75% tại các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc, sự cạnh tranh đối với các khu sản xuất có vị trí gần các thành phố lớn và cảng biển lớn ngày càng tăng lên.

Cùng với một loạt các đơn vị sản xuất quốc tế mới, mang đến cho các chủ đầu tư quyền được chọn các khách thuê phù hợp, từ đó lựa chọn các công ty đa quốc gia trong các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Phân khúc bất động sản công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng gấp 10 lần của Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ qua. Nguồn cung đất công nghiệp dồi dào tạo điều kiện cho các dự án sản xuất sắp tới với sự gia tăng các hình thức cho thuê và nhiều giải pháp khác.

Xem thêm

BĐS Công nghiệp: EVFTA tạo bước ngoặt lớn thu hút đầu tư

BĐS Công nghiệp: EVFTA tạo bước ngoặt lớn thu hút đầu tư

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức được phê chuẩn, việc gỡ bỏ 99% thuế quan với hàng hóa thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu tại Việt Nam mở rộng quy mô sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…