Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam liên tục dính "lỗi" phẫu thuật căng da mặt

Vừa dính vào vụ tử vong của một người phụ nữ sau khi phẫu thuật căng da mặt, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam lại tiếp tục bị khách hàng tố phẫu thuật hỏng, làm liệt dây thần kinh số 7 và biến dạng khuôn mặt.
Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam liên tục dính "lỗi" phẫu thuật căng da mặt

Theo đó, vào cuối năm 2019, dư luận xôn xao về vụ việc người phụ nữ tên C.T.L. (SN 1960, trú tại TP.HCM) tử vong sau ca phẫu thuật căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (Thẩm mỹ Kangnam), số 84A Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM).

Theo báo cáo của Thẩm mỹ Kangnam gửi Sở Y tế TP.HCM, sáng 11/10/2019, bệnh nhân đến bệnh viện này với mong muốn căng da mặt. Kết quả khám lâm sàng ban đầu cho thấy bệnh nhân khỏe mạnh, từng bơm silicon hai bên má (không rõ thời gian thực hiện).

Tuy nhiên, đến 21h cùng ngày, bệnh nhân khó thở, tím tái, Thẩm mỹ Kangnam gọi Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ và chuyển người phụ nữ này sang Bệnh viện Chợ Rẫy, tại đây, bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu và đến tối 14/10, bệnh nhân tử vong.

Bà L.Đ. trước khi thực hiện phẫu thuật căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam
Bà L.Đ. trước khi thực hiện phẫu thuật căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam

Sau khi nắm thông tin vụ việc, ngày 3/11/2019, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức các phiên họp Hội đồng chuyên môn nhằm phân tích nguyên nhân, kết luận có hay không có hay không có sai sót chuyên môn trong hoạt động khám, chữa bệnh liên quan đến dịch vụ thẩm mỹ tại Thẩm mỹ Kang Nam. Thành phần Hội đồng chuyên môn bao gồm các chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực có liên quan như: Gây mê hồi sức, cấp cứu, hồi sức tích cực chống độc và phẫu thuật thẩm mỹ.

Sau khi thảo luận, phân tích các dữ kiện và trên cơ sở khuyến cáo của các hội chuyên môn, Hội đồng chuyên môn đã kết luận: “Đối với sự cố y khoa xảy ra tại Thẩm mỹ Kangnam: Nguyên nhân dẫn đến tử vong của bệnh nhân C.T.L sau phẫu thuật căng da mặt ngày 11/10/2019 là do sốc phản vệ (mức độ 3,4) liên quan đến sử dụng thuốc tê trong quá trình phẫu thuật”.

Qua kết luận của Hội đồng chuyên môn, lãnh đạo Sở Y tế đã chỉ đạo Ban Giám đốc Thẩm mỹ Kangnam thực hiện các yêu cầu sau: Tổ chức họp để phân tích sai sót, rút kinh nghiệm toàn bệnh viện để tránh lập lại sự cố tương tự; củng cố các quy trình chuyên môn, tổ chức giám sát sự tuân thủ các quy định chuyên môn trong khám chữa bệnh, quy chế hồ sơ bệnh án của nhân viên y tế, đặc biệt là công tác gây mê hồi sức.

Đồng thời, xây dựng lại chức năng nhiệm vụ của từng vị trí hành nghề trong bệnh viện (bác sĩ trực, bác sĩ gây mê hồi sức, phẫu thuật viên, bác sĩ hồi sức cấp cứu, điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại khoa, điều dưỡng phòng mổ) và thực hiện báo động đỏ liên viện đến bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ kịp thời khi có tình huống người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch.

Không lâu sau sự việc trên, Thẩm mỹ Kangnam lại bị khách hàng tố phẫu thuật hỏng, làm liệt dây thần kinh số 7 sau khi sử dụng dịch vụ căng da mặt tại cơ sở này.

Theo đơn phản ánh, bà L.Đ (Việt kiều Châu Âu) cho biết trước khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí, bà đã yêu cầu các bác sĩ của Thẩm mỹ Kangnam tư vấn rất kỹ, đồng thời đã được đưa đi làm xét nghiệm và kết quả sức khoẻ hoàn toàn tốt, đủ điều kiện phẫu thuật thẩm mỹ.

Khuôn mặt bà L.Đ. bị biến dạng và liệt dây thần kinh số 7 sau khi phẫu thuật căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam
Khuôn mặt bà L.Đ. bị biến dạng và liệt dây thần kinh số 7 sau khi phẫu thuật căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam

Thế nhưng, bà Đ. đã thất vọng hoàn toàn bởi các bác sĩ nơi đây đã phẩu thuật hỏng, làm tổn thương dây thần kinh số 7, khuôn mặt bị biến dạng. Không những thế, bà Đ. còn được Thẩm mỹ Kangnam gây mê và phẫu thuật thêm 2 lần nữa nhưng vẫn không cải thiện được tình hình mà còn trở thành một thảm hoạ.

“Bệnh viện tại Châu Âu đã chứng nhận tôi bị mất 50% sức khoẻ do thương tật và hiện nay, sức khoẻ của tôi bị giảm sút rất nhiều, toàn thân bị tê bì và mắt không nhắm kín được, mặt bị lệch hẳn, má trái hõm sâu, trí nhớ bị ảnh hưởng, ăn ngủ không được, sợ gặp mọi người vì xấu hổ và không thể làm việc", bà Đ. chia sẻ.

Cũng theo bà Đ. mặc dù Thẩm mỹ Kangnam đã trả lại tiền viện phí và "hỗ trợ" bà Đ. một khoản tiền nhưng không thấm vào đâu so với số tiền bà đã bỏ ra chữa trị trong suốt mấy năm qua.

Cho nên bà Đ. yêu cầu Thẩm mỹ Kangnam bồi thường tổng số tiền gần 20 tỷ đồng, bao gồm: 725.000 Euro, tương đương hơn 19 tỷ đồng tiền phí điều trị; tiền chi phí bay đi về giữa Châu Âu và Việt Nam là 10.000 Euro tương đương gần 263 triệu đồng; cùng với đó là tiền bồi thường tổn thất tinh thần, tiền thu nhập bị mất.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn mà Thẩm mỹ Kangnam liên tục xảy ra sự cố y khoa liên quan đến việc phẫu thuật căng da mặt. Điều này đã khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về chất lượng thật sự của Thẩm mỹ Kangnam!

Liên quan đến vụ việc, phóng viên Thương Gia đã liên hệ với Thẩm mỹ Kangnam, tuy nhiên, cho đến này vẫn chưa nhận được phản hồi từ đơn vị này.

Thương Gia sẽ tiếp tục thông tin!

Xem thêm

Loạt sai phạm tại dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né

Loạt sai phạm tại dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né

Công ty IDJ Việt Nam, Khải Hoàn Land và Cland chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản và luật phòng, chống rửa tiền tại dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…