Biến động tại Tổng Công ty Thăng Long: Cổ đông đổi chủ, lợi nhuận từ lãi thành lỗ

Tổng Công ty Thăng Long đã có những thay đổi lớn sau KHI SCIC thoái vốn, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 lại không mấy khả quan...

Biến động tại Tổng Công ty Thăng Long: Cổ đông đổi chủ, lợi nhuận từ lãi thành lỗ

Năm 2024 đánh dấu một chương mới đầy biến động trong lịch sử hoạt động của Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (mã chứng khoán: TTL) với việc SCIC thoái vốn thành công và sự xuất hiện của cổ đông mới. Bức tranh tài chính và quản trị của công ty đã có những thay đổi đáng kể.

Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), một trong những cổ đông lớn của Tổng Công ty Thăng Long đã chính thức thoái vốn vào cuối tháng 12/2024 với việc bán thành công 10,5 triệu cổ phiếu TTL, tương đương 25,09% vốn điều lệ. Giao dịch này mang về cho SCIC khoản thu 222,6 tỷ đồng, tương đương giá bán 21.201 đồng/cổ phiếu.

Điều đáng nói, TTL vừa công bố thông tin hai lãnh đạo là ông Nguyễn Trung Hiếu (Thành viên HĐQT) và ông Ngô Tiến Đạt (Thành viên Ban Kiểm soát) đã nộp đơn từ nhiệm. Cả hai đều là cán bộ của SCIC, được bầu vào vị trí tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.

Người mua lại khối cổ phiếu lớn này là ông Phạm Tuấn Vũ, một nhân vật không xa lạ với Tổng Công ty Thăng Long. Ông Vũ từng giữ vị trí kế toán trưởng của công ty từ tháng 12/2021 đến tháng 9/2022. Với việc sở hữu 25,09% vốn điều lệ, ông Vũ đã trở thành cổ đông lớn mới của TTL, mở ra một kỷ nguyên quản trị mới cho doanh nghiệp.

Bên cạnh ông Phạm Tuấn Vũ, Tổng Công ty Thăng Long hiện có hai cổ đông lớn khác là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng TNG (nắm giữ 50,5% vốn) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (sở hữu 7,16% vốn).

Sự thay đổi cổ đông chiến lược này đặt ra nhiều câu hỏi về định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, đặc biệt là khi lợi nhuận kinh doanh đang có dấu hiệu đi xuống.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024, Tổng Công ty Thăng Long ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 460 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh đã khiến lợi nhuận gộp giảm 47%, chỉ còn 27 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chi phí hoạt động cao đã khiến công ty rơi vào tình trạng lỗ ròng 9 tỷ đồng trong quý 4, so với mức lãi hơn 10 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.

Xét cả năm 2024, doanh thu thuần của Tổng Công ty Thăng Long đạt 1.664 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2023. Tuy nhiên, khoản lỗ nặng trong quý 4 đã kéo lợi nhuận sau thuế cả năm xuống chỉ còn hơn 2 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức lãi 29 tỷ đồng của năm trước. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ còn âm 7,8 tỷ đồng, trong khi năm 2023 con số này là 23 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2025-02-08-luc-142730.png
Biến động của cổ phiếu TTL trong 6 tháng qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/2, cổ phiếu TTL đứng yên ở mức tham chiếu 8.900 đồng/cổ phiếu. Điều đáng nói, cổ phiếu này chỉ có sự biến động mạnh vào giữa tháng 12/2024, có lúc lên tới 15.200 đồng/cổ phiếu, còn trước đó gần như đứng yên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...