Bình Thuận đề nghị Bộ Quốc phòng bổ sung gần 200ha và 386 tỷ để mở rộng sân bay Phan Thiết

Để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Bình Thuận vừa đề nghị Bộ Quốc phòng bổ sung khoảng 386 tỷ đồng vào tổng mức đầu tư của dự án Khu dùng chung, khu quân sự Cảng hàng khô
Bình Thuận đề nghị Bộ Quốc phòng bổ sung gần 200ha và 386 tỷ để mở rộng sân bay Phan Thiết

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, quỹ đất dự kiến cho mở rộng CHK Phan Thiết có diện tích khoảng 196 ha. Diện tích này đủ để xây dựng thêm 01 đường cất hạ cánh chiều dài 3.050 m, song song với đường cất hạ cánh đã được phê duyệt, đang thi công, đáp ứng khai thác cho hầu hết các loại máy bay.

Khu vực quỹ đất mở rộng CHK Phan Thiết chủ yếu là đất trồng cây lâu năm của các hộ dân (93 ha), đất rừng sản xuất (120 ha), do Ban Quản lý rừng Hồng Phú và Công ty TNHH Thương mại Rô Cô quản lý, không có nhà cửa, vật kiến trúc.

Tỉnh Bình Thuận đã dự trù kinh phí bồi thường khoảng 386 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 5 năm, từ 2025 đến 2030.

Việc chuẩn bị quỹ đất mở rộng để xây dựng đường cất hạ cánh số 2 CHK Phan Thiết được cho là cần thiết vì cảng có tính chất là dùng chung giữa hàng không dân dụng và quân sự, nếu chỉ khai thác với 1 đường cất hạ cánh cho cả hoạt động dân dụng lẫn quân sự thì rất khó đảm bảo được yêu cầu về an ninh, an toàn cũng như công tác quản lý, điều hành bay…

Hơn nữa,sau thời gian khai thác sử dụng cùng với lưu lượng hành khách ngày càng tăng, đường cất hạ cánh sẽ phát sinh hư hỏng, xuống cấp. Khi đó, cảng hàng không phải tạm dừng khai thác để thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh… nên ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của sân bay cấp 4E. 

Sân bay Phan Thiết được thiết kế làm sân bay dùng chung dân dụng và quân sự với công suất hai triệu khách/năm.  

Theo đó, cảng hàng không Phan Thiết được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp sân bay 4E (tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế- ICAO) và sân bay quân sự cấp I; là cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế với sáu vị trí máy bay. Tổng nhu cầu sử dụng đất của cảng hàng không Phan Thiết là 550,56 ha. 

Được thiết kế sân bay dùng chung dân dụng và quân sự với công suất hai triệu khách/năm. Loại máy bay khai thác: Máy bay code E và tương đương.

Kinh phí bồi thường khoảng 386 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 5 năm, từ 2025 đến 2030.

Tổng vốn đầu tư sân bay Phan Thiết giai đoạn từ nay đến 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng, và giai đoạn định hướng đến 2030 khoảng 332,5 tỷ đồng.

Vốn đầu tư dự án theo giải trình của Cục Hàng không Việt Nam được xác định từ 2 nguồn, vốn huy động từ nguồn kinh phí dự phòng của dự án BT khu bay quân sự để đầu tư kéo dài đường cất hạ cánh và đường lăn.

Phần vốn đầu tư khu hàng không dân dụng sân bay được huy động từ nhà đầu tư BOT - Công ty cổ phần Rạng Đông. Đến nay, nhà đầu tư này đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn để triển khai dự án khi hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sân bay được phê duyệt.

Với cơ chế huy động vốn đầu tư như trên, sân bay Phan Thiết sẽ được đầu tư theo hai hình thức, đầu tư BOT do tư nhân thực hiện với khu vực hàng không dân dụng, đầu tư theo BT hạng mục quân sự do Bộ Quốc phòng đầu tư.

 >>Phó Thủ tướng: Sớm nghiên cứu phương án mở rộng, nâng cấp sân bay Nội Bài

UBND tỉnh Bình Thuận

Có thể bạn quan tâm

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…