Bộ Tài chính nói gì về trách nhiệm của Kiểm toán DFK trong bê bối Gỗ Trường Thành?

Trước khi xem xét trách nhiệm của DFK như thế nào trong vụ Gỗ Trường Thành, cần xác định rằng BCTC của TTF vừa được công bố chưa phải là BCTC được Ernst&Young (E&Y) soát xét mà mới chỉ là báo
Bộ Tài chính nói gì về trách nhiệm của Kiểm toán DFK trong bê bối Gỗ Trường Thành?

Vừa qua, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã: TTF)– một “ngôi sao” trên thị trường chứng khoán đã đột ngột báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 do giá vốn quý 2 của doanh nghiệp bị đội thêm 980 tỷ đồng hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê.

Số liệu tài chính tại thời điểm cuối năm trước (31/12/2015) cũng điều chỉnh hồi tố 1 số khoản mục, trong đó điều chỉnh lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với mức giảm 218 tỷ đồng. Ban Giám đốc của Gỗ Trường Thành ghi chú trong báo cáo rằng, con số này được xác định trên cơ sở tham khảo Báo cáo về các thông tin tài chính vào ngày 30/06/2016 trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước, được ký giữa Công ty và Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam ngày 27/07/2016.

Với những con số gây choáng váng như trên, nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin vào TTF đã rất bức xúc và gửi đến chúng tôi câu hỏi: Trách nhiệm của công ty kiểm toán DKF ở đâu? Bản chất sự việc là như thế nào? Để làm rõ việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài Chính.

Thưa ông, xin ông cho biết trách nhiệm của Công ty kiểm toán DFK trong vụ việc liên quan đến TTF?

Ông Trịnh Đức Vinh: Hiện còn quá sớm để kết luận trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc này. Phải chờ báo cáo tài chính được soát xét bởi E&Y. Thứ nhất, đến thời điểm này BCTC của TTF vừa được công bố chưa phải là BCTC được Ernst&Young (E&Y)soát xét mà mới chỉ là báo cáo do doanh nghiệp tự lập trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước, được ký giữa TTF và E&Y, việc hồi tố là do ban giám đốc TTF thực hiện khi phát hiện sai sót của các kỳ trước (theo chuẩn mực kế toán số 29).

Vì vậy, thông tin về việc E&Y đã yêu cầu hồi tố báo cáo tài chính của TTF là chưa chính xác.

Thứ hai, DFK chỉ kiểm toán BCTC từ năm 2015 về trước chứ không kiểm toán BCTC của TTF trong năm 2016. Vì thế, trách nhiệm của DFK (nếu có) chỉ gắn với sai sót của kỳ trước, tức là chỉ xem xét trách nhiệm đối với các thông tin bị hồi tố.

Các sai sót phát sinh trên BCTC của năm 2016 trở đi (nếu có) không thể truy cứu trách nhiệm cho DFK. Thứ ba, ngay cả khi báo cáo soát xét có hồi tố sai sót các kỳ trước thì cũng chưa thể ngay lập tức kết luận trách nhiệm của DFK. Cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các bên liên quan giải trình căn cứ và cơ sở mà họ đưa ra trên BCTC được kiểm toán. Nếu kết luận của cơ quan chức năng là việc hồi tố BCTC 2015 của TTF là đúng thì phải xem sai sót đến từ nguyên nhân gì mới có thể xử lý trách nhiệm của DFK. Tôi chưa thể đưa ra quan điểm khi chưa có thông tin cuối cùng.

Việc kết luận trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào tại thời điểm hiện tại là chưa phù hợp. Bộ tài chính đang theo dõi sát sao vụ việc này và sẽ có thông tin khi mọi việc rõ ràng.

Trường hợp cơ quan chức năng kết luận BCTC 2015 đã soát xét của TTF bị hồi tố do sai sót từ các kỳ trước thì trách nhiệm của DFK đến đâu, thưa ông?

Việc lập BCTC và cung cấp tài liệu cho kiểm toán là trách nhiệm của doanh nghiệp. Kiểm toán không phải là cơ quan điều tra để có thể xác minh tài liệu là thật hay giả, họ chỉ đưa ra ý kiến trên cơ sở các tài liệu được cung cấp, căn cứ vào các bằng chứng kiểm toán và thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán.

Do đó, nếu doanh nghiệp cố tình lừa dối, cung cấp tài liệu, thông tin không trung thực thì kiểm toán lại chính là nạn nhân. Tuy nhiên nếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán cố tình thông đồng với doanh nghiệp để gian lận, vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp hoặc do yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ thì tất nhiên công ty kiểm toán và cá nhân kiểm toán viên sẽ phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, phải xác định rõ nguyên nhân của sai sót là gì thì mới có thể xử lý công ty kiểm toán và kiểm toán viên. Xin trân trọng cảm ơn ông,

Theo Minh Châu/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...