Bộ trưởng Bộ Xây dựng: “Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro”

Bộ Xây dựng cảnh báo thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro, phải chủ động theo dõi, bám sát diễn biến tình hình và kịp thời đề xuất các giải pháp để đảm bảo thị trường phát triển ổn định và bền vững.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: “Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro”

Bộ xây dựng vừa có báo cáo về công tác quản lý nhà ở và thị trường bất động sản trong tháng 5/2021. Trong đó, Bộ Xây dựng tiếp tục sửa đổi, bổ sung Nghị định số 76/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật Kinh doanh bất động sản dự kiến trình Chính phủ ban hành vào quý III/2021.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ khẩn trương rà soát, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong quý II/2021. Nghiên cứu, xây dựng đề cương Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến 2040.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhận định: “Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, phải chủ động theo dõi, bám sát diễn biến tình hình thị trường bất động sản và kịp thời đề xuất các giải pháp để đảm bảo thị trường này phát triển một cách ổn định và bền vững".

Theo Bộ trưởng, phải đẩy mạnh triển khai thực hiện các Chương trình, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, đảm bảo an sinh xã hội.

Ngoài ra, theo dõi sát diễn biến, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường bất động sản; hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; tổng hợp thông tin biến động thị trường bất động sản quý II/2021.

“Công tác quy hoạch xây dựng cần có tầm nhìn dài hạn, bài bản, khắc phục chất lượng và tiến độ lập quy hoạch xây dựng. Tiếp tục nghiên cứu thẩm định Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2040; Nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Thủ Đức, TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060... Chủ động bố trí nguồn lực thẩm định đồ án quy hoạch theo hình thức họp trực tuyến, tháo gỡ khó khăn cho địa phương. Nghiên cứu sửa đổi Luật quản lý phát triển đô thị gắn với quy hoạch nông thôn” - Bộ xây dựng nhấn mạnh.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, nhất là vật liệu xây dựng, tác động đến đầu vào của các ngành sản xuất khác và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, Bộ trưởng cũng yêu cầu các bộ phận chức năng như: Cục Quản lý Hoạt động Xây dựng, Vụ Vật liệu Xây dựng, cần theo dõi, bám sát giá vật liệu xây dựng. Đặc biệt là giá thép xây dựng, để từ đó, kịp thời đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn.

Bộ trưởng cũng lưu ý trong tháng 6 là phải rà soát, xây dựng đề án tái cơ cấu Tổng công ty HUD và Vicem giai đoạn 2021 – 2025; tiếp tục hoàn thiện công tác cổ phần hóa HUD và Vicem trên nguyên tắc phải thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, đúng phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt; bảo toàn vốn nhà nước, không để thất thoát tài sản, vốn nhà nước; theo dõi sát tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để chỉ đạo kịp thời…

Xem thêm

Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân giá đất nhiều nơi tăng 10%

Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân giá đất nhiều nơi tăng 10%

Việc tăng giá bất động sản tại các địa phương có nhiều nguyên nhân khác nhau như giới đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá".
Bộ Xây dựng: Trong quý 1/2021, giá chung cư, đất nền đều tăng

Bộ Xây dựng: Trong quý 1/2021, giá chung cư, đất nền đều tăng

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, mặc dù hiện tượng sốt đất nền mới chỉ diễn ra ở quy mô cục bộ của từng khu vực, từng dự án nhưng điều này cũng cho thấy dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn của thị trường, cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…