Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Năm 2024, cơ hội thu hút đầu tư đối với các địa phương rất lớn

Năm 2024 cơ hội thu hút đầu tư đối với các địa phương rất lớn, cần chủ động cụ thể hóa phương án quy hoạch, tạo mặt bằng sạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao … để đón dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước…

toan-canh-hn-687.jpg
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội đồng Điều phối Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ

Sáng ngày 13/1, tại Nghệ An, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội đồng Điều phối Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

NĂM 2023, BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI TRUNG BỘ THU HÚT 183 DỰ ÁN CẤP MỚI

Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã xác định, phát triển vùng và liên kết phát triển vùng có vai trò đặc biệt quan trọng, liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, năm 2023, Hội đồng điều phối Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đã hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng; Chủ tịch Hội đồng đã ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng; Ban hành Quyết định về kế hoạch hoạt động các tháng cuối năm 2023; Tổ chức được 2 Hội nghị tại tỉnh Khánh Hòa để công bố quyết định thành lập Hội đồng điều phối, bàn về kế hoạch điều phối, liên kết vùng và Hội nghị tại thành phố Đà Nẵng để góp ý kiến về quy hoạch Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Năm 2023 cũng đã thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của văn phòng Hội đồng Điều phối vùng tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu, giúp việc Hội đồng điều phối vùng. Đồng thời, đến nay các bộ, ngành và 14/14 địa phương trong vùng đã thành lập Tổ điều phối cấp bộ và cấp tỉnh.

Công tác lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đẩy nhanh tiến độ. Vùng miền Trung 13/14 địa phương trong vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ đề ra. Về quy hoạch Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, hiện nay đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định, đang hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

pho-thu-tuong-3674.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tham dự hội nghị.

Hội đồng điều phối vùng đã phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực; điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để định hướng, dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước (FDI, vốn doanh nghiệp, tư nhân), thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng chiến lược, cấp bách, quan trọng.

"Cả vùng năm 2023 thu hút được 183 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký 2,13 tỷ USD, riêng tỉnh Nghệ An đã thu hút đầu tư FDI đạt gần 1,4 tỷ USD, với 19 dự án đầu tư mới là địa phương nằm trong nhóm 10 tỉnh thành thu hút FDI hàng đầu cả nước, đứng đầu khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Công tác điều phối, liên kết phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đạt kết quả cao, đã triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia trên địa bàn vùng…", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

5 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI TRUNG BỘ TRONG NĂM 2024

Bước sang năm 2024, nhiều nhiệm vụ khó, nặng nề và quan trọng đang đặt ra, trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh 5 nhiệm vụ của Hội đồng Điều phối Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.

Một là, phải xác định được lộ trình triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu quy hoạch. Tất cả các khâu đều liên quan đến tư duy và tầm nhìn của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện. Để quy hoạch thực sự là công cụ quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị, các địa phương khẩn trương chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, gửi xin ý kiến các bộ, ngành trong tháng 3/2024, hoàn thiện và trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong tháng 4/2024 để triển khai thực hiện.

“Các địa phương trong xây dựng chính sách, cụ thể hóa giải pháp thực hiện quy hoạch tỉnh phải đặt lợi ích chung của đất nước, của vùng, của tỉnh lên trước; không vì tính cục bộ vào từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương trên địa bàn tỉnh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Hai là, trên cơ sở các quy hoạch được duyệt, các địa phương cần phối hợp các bộ, ngành để xác định ngay các dự án của địa phương có tính chất liên kết, phát triển liên quan đến ít nhất 2 địa phương trở lên, đặc biệt là giao thông, hạ tầng kết nối và các dự án quan trọng đối với phát triển vùng các địa phương chủ động đề xuất các hoạt động hợp tác, điều phối chung.

Ba là, xây dựng phương án cân đối nguồn lực thực hiện quy hoạch các nguồn vốn đầu tư ngân sách, huy động khác, … các địa phương chủ động đề xuất để Hội đồng vùng điều phối việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong vùng.

Bốn là, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng tiếp theo trong năm 2024 là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là nhiệm vụ được Bộ Chính trị và Chính phủ giao tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 168 của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản đề nghị các bộ ngành và địa phương báo cáo rà soát cơ chế, chính sách của vùng.

Năm là, năm 2024 cơ hội thu hút đầu tư đối với các địa phương rất lớn, cần chủ động cụ thể hóa phương án quy hoạch, tạo mặt bằng sạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao … để đón dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hội đồng điều phối vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp các bộ, ngành hỗ trợ các địa phương trong thu hút các dự án phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt.

Xem thêm

Chuyên gia điểm danh những động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam cất cánh trong “năm Rồng”

Chuyên gia điểm danh những động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam cất cánh trong “năm Rồng”

Tại diễn đàn thường niên kịch bản kinh tế Việt Nam lần thứ 16 với chủ đề “Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định về kinh tế thế giới năm 2024 và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam...

Quang cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ban hành gần 13.000 văn bản trong năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024

Với vai trò cơ quan tham mưu tổng hợp về phát triển kinh tế - xã hội, tiên phong trong xây dựng tầm nhìn phát triển của đất nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để bảo đảm thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược, triển khai nhiều cải cách, đột phá...

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...