Bộ Xây dựng đề xuất cho phép người nước ngoài được mua bất động sản du lịch

Tại cuộc gặp mặt với các cơ quan báo chí (ngày 16/6), đại diện Bộ Xây dựng cho biết thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang gặp một số khó khăn khiến nguồn cung khan hiếm tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm đạt thấp, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sụt giảm...
Bộ Xây dựng đề xuất cho phép người nước ngoài được mua bất động sản du lịch

Đơn cử, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm trong quý đầu năm 2020 thấp, chỉ đạt khoảng 14%, thấp nhất trong vòng 4 năm, lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với cuối quý 4 năm 2019.

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển cho thị trường BĐS, đại diện Bộ Xây dựng đã đề cập tới hàng loạt giải pháp. Về giải pháp dài hạn, Bộ Xây dựng cho biết cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS để đảm bào sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Cụ thể, Bộ Xây dựng cũng đưa ra giải pháp về việc sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một toà nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng cho biết đang nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để bán với tiêu chuẩn thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sử dụng dưới 70m2, giá bán không quá 20 triệu đồng/m2, tối đa không vượt quá 1,5 tỷ đồng/căn (đã bao gồm VAT).

Về phía doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp để tự tháo gỡ khó khăn cho mình.

Cụ thể như việc chủ động tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, tinh giản bộ máy nhân sự, cho phép nhân viên được làm việc tại nhà hoặc làm việc luân phiên, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, để giảm quỹ lương, chi phí phát sinh như điện nước, đi lại, chi phí quảng cáo, PR sản phẩm…

Đồng thời tái cơ cấu lại sản phẩm bất động sản theo nhu cầu thị trường, chú trọng phát triển nhà ở bình dân, giá thấp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở, nhất là xã hội. Thực hiện giảm giá bán, giá thuê bất động sản, giãn việc nộp tiền thuê của khách hàng, giảm chi tiêu lợi nhuận để thu hồi vốn.

Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp bất động sản khác để có thêm nguồn vốn đầu tư, hạn chế vay vốn lớn để tránh tình trạng phát sinh chi phí lãi vay cao, chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác để giảm các khoản nợ vay ngân hàng.

Liên quan đến đề xuất cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) mới đây cũng đã có văn bản cá nhân nước ngoài chỉ được mua nhà ở, không được mua các loại hình bất động sản khác như bất động sản du lịch trong khi nhu cầu thực tế của cá nhân nước ngoài đối với loại hình sản phẩm này là rất lớn. 

VNREA cho rằng cho phép cá nhân nước ngoài mua công trình xây dựng không phải là nhà ở như bất động sản du lịch sẽ góp phần thu hút nguồn vốn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản này và vẫn có thể quản lý bằng các quy định về điều kiện, thủ tục mua bất động sản của người nước ngoài tương tự như quy định đối với nhà ở.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…