CEO Vietravel hiến kế xóa bỏ tình trạng du khách đến Việt Nam 'lần đầu cũng là lần cuối'

Thực trạng du khách đến Việt Nam 'lần đầu cũng là lần cuối' đang là nỗi trăn trở của nhiều người tâm huyết với ngành du lịch. Theo một số lãnh đạo doanh nghiệp du lịch, có nhiều cách để thay đổi điều
CEO Vietravel hiến kế xóa bỏ tình trạng du khách đến Việt Nam 'lần đầu cũng là lần cuối'

Tổng giám đốc Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ nêu kiến nghị tại cuộc gặp gỡ đối thoại ngày 17/3

Gửi những trăn trở của mình trong bài tham luận hiến kế cho phát triển du lịch TP. HCM đến buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và cộng đồng doanh nghiệp vừa diễn ra cuối tuần qua, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel ngoài việc đưa ra giải pháp cải thiện điểm yếu cố hữu nêu trên còn đề nghị 3 giải pháp khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tập trung phát triển dòng sản phẩm về đêm

"Ngành du lịch Việt Nam và cả TP. HCM đều vướng một chuyện: Cơ cấu sản phẩm chưa ổn. Hầu hết sản phẩm mà chúng ta quy hoạch đều có thời gian hoạt động từ 5h sáng đến 7h chiều. Trong khi thực tế, chỉ số giúp du khách quay lại lần hai, thể hiện sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh, thường dựa vào dòng sản phẩm từ 6h tối đến 2h sáng", ông Kỳ nói.

Ông Kỳ cho biết, trong du lịch, cái thu trong ngành là số ít, chỉ 30%, khối thu ở ngành dịch vụ mới nhiều chiếm tới 70%. Ở các nước khác, chính sách của họ thường tập trung đầu tư vào các sản phẩm hoạt động từ 6h chiều đến 2h đêm. Nếu tập trung tốt sản phẩm này, người dân sẽ đầu tư tiền của họ vào. Khách sẽ là người được hưởng lợi và Nhà nước cũng có một nguồn thu từ dòng sản phẩm mới này.

Tổng giám đốc Vietravel cũng đề nghị thành phố quan tâm sâu tới vấn đề này, tập trung vào sản phẩm đầu cuối. Vietravel sẵn sàng tham gia với Sở Du lịch thành phố xây dựng hành lang chuyển đổi, tập trung phát triển dịch vụ du lịch từ 6h tối đến 2h sáng, bên cạnh giữ vững và phát triển sản phẩm từ 5h sáng đến 7h chiều.

"Một vấn đề nữa là việc xúc tiến quảng bá du lịch của TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung ở nước ngoài rất hời hợt. Chúng tôi cũng từng có vinh dự tháp tùng các đoàn nguyên thủ quốc gia đi công du. Thành phố cần xúc tiến đúng người, đúng đầu mối và các cuộc họp phải ra kết quả. Chúng tôi thấy cứ thấy xúc tiến như kiểu bây giờ sẽ chẳng đi đến đâu", ông Kỳ thẳng thắn nêu quan điểm.

Vietravel có 6 văn phòng nước ngoài: Mỹ, Úc, Pháp, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Công ty sẵn sàng trở thành đầu mối cho các đối tác cũng như thành phố sử dụng dịch vụ cũng như hạ tầng của mình.

Ngoài ra, thành phố cũng cần đầu tư sâu vào digital makerting, vì đây đang là một xu hướng makerting lớn. Thành phố cần tạo ra một hạ tầng công nghệ đầy đủ để các doanh nghiệp có thể áp dụng digital makerting.

Hiện TP. HCM đang hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0 hay thành phố thông minh, nhưng trước mắt cần có một trung tâm để kết nối các doanh nghiệp lữ hành dịch vụ lại với nhau.

Vấn đề thứ ba chính là xây dựng các thương hiệu du lịch cho thành phố, ví dụ như ở mảng mua sắm hoặc ẩm thực.

"Tại sao TP. HCM không phải là một trung tâm mua sắm của cả nước và quốc tế? Nếu làm tốt việc này, nguồn thu sẽ tốt. Hiện tại, thành phố có các trung tâm mua sắm, nhưng nó bị tản mạn, không tập trung; cần xây dựng một đề án để làm sao biến mình trở thành một trung tâm mua sắm – shopping center quốc tế", ông Kỳ đề nghị.

Cũng theo vị lãnh đạo Vietravel, ẩm thực của Việt Nam rất tốt và có thể đưa nó trở thành thương hiệu quốc gia Việt Nam. TP. HCM có thể tiên phong trong mảng này, biến ẩm thực trở thành một thế mạnh của mình. Cần tập trung các nguồn lực lại, như thành lập Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam, có thể bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 4 hoặc tháng 5 tới.

Bên cạnh đó, TP. HCM cũng cần có những tiêu chí cho ngành du lịch thành phố như: sạch – thân thiện – an toàn, chỉ cần bám vào 3 tiêu chí đó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề bất cập hiện tại của thành phố.

Tái cơ cấu ngành du lịch, đặc biệt là đào tạo nhân lực

Thành phố không chỉ có mỗi Vietravel hay Saigontourist (hai công ty du lịch duy nhất có doanh thu hơn 1 tỷ USD/năm). Nếu chúng ta nghĩ, thành phố quanh đi quẩn lại chỉ có một vài doanh nghiệp như thế, du lịch thành phố quả rất nghèo nàn, khiến du khách ít chọn lựa, ông Kỳ nhấn mạnh.

Theo ông Kỳ, TP. HCM nên đặc biệt quan tâm đến tái cơ cấu hoạt động đón khách – lữ hành. Chúng ta đầu tư nhiều cho bất động sản du lịch, cho nhiều thứ mà không đầu tư cho cơ quan xúc tiến du lịch – công ty lữ hành, nơi bán sản phẩm, tổ chức, phát triển và khai thác thị trường. Trong du lịch có 4 tiểu ngành: lữ hành, lưu trú, vận chuyển, dịch vụ. Nếu đầu tàu – tức các công ty lữ hành- yếu thì ngành du lịch đó không thể xâm chiếm các thị trường khác.

Một trong những điểm mạnh của TP. HCM chính là những công ty lữ hành lớn ở Việt Nam đều có mặt nhưng vấn đề này vẫn chưa hoàn toàn tốt nếu nhìn sâu vào cơ cấu tổ chức của họ thì hầu hết vẫn còn đang theo phương cách quản trị truyền thống.

Muốn thay đổi đột phá cho ngành du lịch, việc tạo dựng nguồn nhân lực có chất lượng cần phải được chú trọng. Hiện tại, nhân sự lành nghề trong ngành du lịch chỉ chiếm 19%, trên 80% còn lại là chưa qua đào tạo. Thành phố cần phải tái cấu trúc lại đào tạo du lịch để các trường đủ sức cung cấp cho ngành du lịch nhân sự đạt chuẩn.

Theo The Leader

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…