Chậm nộp BCTC cổ phiếu FLC bị chuyển sang diện kiểm soát

Từ ngày 12/5, cổ phiếu FLC bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát do phiếu CTCP Tập đoàn FLC chậm nộp BCTC năm 2021 đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Chậm nộp BCTC cổ phiếu FLC bị chuyển sang diện kiểm soát

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa ra Quyết định về việc chuyển cổ phiếu CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 12/05/2022. 

Lý do HoSE đưa ra do FLC chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định. 

Trước đó, giải trình về việc chậm công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo, FLC cho biết Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt hiện đang là đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của FLC Group nhưng ngày 30/3, công ty kiểm toán này đã bị Ủy ban Chứng khoán đình chỉ tư cách được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Vì vậy BCTC năm 2021 của FLC đến nay chưa được phát hành và công bố thông tin đúng thời hạn.

Về tình hình kinh doanh, theo BCTC Quý 1/2022, CTCP Tập đoàn FLC ghi nhận doanh thu đạt 1.085 tỷ đồng, chưa bằng phân nửa cùng kỳ.

Trong đó, hai mảng kinh doanh chủ lực là bán hàng hoá và bất động sản đều giảm khoảng 3 lần so với cùng kỳ. Chi phí lãi vay, bán hàng đều tăng đột biến cộng thêm khoản lỗ gần 265 tỷ đồng ghi nhận từ công ty liên doanh, liên kết (chủ yếu là hãng hàng không Bamboo Airways) khiến FLC không thể duy trì mạch kinh doanh có lãi.

FLC lỗ sau thuế 465 tỷ đồng trong quý đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi gần 50 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ đậm nhất tính theo quý của Tập đoàn FLC trong hai năm trở lại đây, đồng thời khiến lợi nhuận chưa phân phối bị bào mòn từ gần 2.100 tỷ đồng còn 1.600 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo FLC cho biết có bốn nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ này, gồm: Công ty chủ động thu hẹp mảng thương mại; yếu tố tiếp theo đều liên quan đến dịch bệnh là việc thi công, bàn giao sản phẩm bất động sản bị ảnh hưởng và mảng dịch vụ nghỉ dưỡng sa sút; chi phí tài chính nhảy vọt do công ty tăng các khoản trích lập dự phòng đầu tư.

Tính đến cuối kỳ, FLC có tổng tài sản gần 35.500 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ phải trả của FLC tăng thêm gần 2.100 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn (1.207 tỷ đồng) và vay ngắn hạn (1.169 tỷ đồng). Nợ vay hiện vào mức 7.100 tỷ đồng và các chủ nợ lớn nhất của FLC có Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam (Sacombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Ngân hàng TMCP Phương Đông…

Xem thêm

2 cổ đông lớn bán cổ phiếu FLC, ai được lợi?

2 cổ đông lớn bán cổ phiếu FLC, ai được lợi?

Gần đây, thông tin giao dịch lượng lớn của cổ phiếu FLC liên tục xuất hiện trên thị trường. Cụ thể, ngày 19/6, cổ đông lớn - CTCP Đầu tư Fujikaen Việt Nam thông báo đã bán 13,9 triệu cổ phiếu FLC, giả

Có thể bạn quan tâm