Chân dung người đứng sau dự án The Dàlat at 1200 bị đề nghị thanh tra

Công ty TNHH Acteam International chủ đầu tư dự án sân golf và biệt thự nghỉ dưỡng The Dàlat at 1200 được thành lập ngày 3/4/2007, vốn điều lệ ban đầu là 359 tỷ đồng

Chân dung người đứng sau dự án The Dàlat at 1200 bị đề nghị thanh tra
Chân dung người đứng sau dự án The Dàlat at 1200 bị đề nghị thanh tra

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Thanh tra tỉnh Lâm đồng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Đơn Dương xem xét đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xử lý diện tích rừng bị mất trong quá trình thực hiện dự án sân golf và biệt thự nghỉ dưỡng The Dàlat at 1200.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án sân golf và biệt thự nghỉ dưỡng The Dàlat at 1200 được xây dựng tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương và do Công ty TNHH Acteam International làm chủ đầu tư.

Về việc giao đất thực hiện dự án này, năm 2008, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra 3 quyết định giao 650ha đất Công ty TNHH Acteam International. Đến tháng 1/2022, Acteam International đã lập hồ sơ kiểm kê hiện trạng rừng trên diện tích đất thuê để được gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng tại dự án.

Tuy nhiên, qua thẩm định hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng trên diện tích 650ha được Công ty TNHH Acteam International thuê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng xác định còn 430ha rừng tự nhiên, 103ha rừng trồng và 117ha đất chưa có rừng.

So sánh biến động trạng thái rừng năm 2007, Sở nhận thấy diện tích đất có rừng tại khu vực dự án The Dàlat at 1200 theo kết quả kiểm kê năm 2022 giảm hơn 43ha. Trong đó, rừng tự nhiên giảm 38,2ha và rừng trồng giảm 3,5ha.

Trong 43ha đất có rừng tại dự án bị giảm, có 2,8ha đã được cơ quan chức năng xử lý; 2,9ha đề xuất không xử lý và 37,5ha chưa xử lý (gồm 7,1ha được chuyển mục đích sử dụng và 30,4ha thuộc hạng mục quản lý, bảo vệ rừng.

Đánh giá về tình trạng mất rừng tại dự án The Dàlat at 1200, Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho rằng, qua tài liệu thu thập và kết quả làm việc xét thấy việc Công ty TNHH Acteam International trực tiếp phá rừng để xây dựng công trình hạ tầng dự án.

Trong diện tích rừng bị mất tại dự án có 11,5ha rừng phòng hộ, gấp hơn 30 lần mức xử phạt vi phạm hành chính. Thời gian xảy ra mất rừng từ khi thực hiện dự án đến năm 2017. Vụ việc có dấu hiệu của tội huỷ hoại rừng theo Luật Hình sự nên cần phải xem xét, đánh giá đề xuất hướng xử lý sao cho vừa không bỏ lọt tội phạm vừa đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp.

Để có hướng xử lý Công ty TNHH Acteam International, Sở cho biết cần bổ sung hồ sơ hiện trạng rừng trước khi giao cho chủ đầu tư này, đồng thời rà soát thủ tục bàn giao rừng trước đây.

Trên cơ sở đó, Sở kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện dự án The Dàlat at 1200. Sau khi thanh tra sẽ có kiến nghị, đề xuất xử lý đúng quy định pháp luật.

Được biết, Công ty TNHH Acteam International thành lập ngày 3/4/2007, vốn điều lệ ban đầu là 359 tỷ đồng. Địa chỉ công ty tại tiểu khu 325, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Tháng 7/2017, Acteam International đã giảm vốn điều lệ xuống còn 353 tỷ đồng.

Đến tháng 3/2021, doanh nghiệp tăng vốn điều lên 821,4 tỷ đồng. Lúc này, người đại diện pháp luật là ông Tang Kay Hwa, người Singapore và ông Nguyễn Viết Quý có quốc tịch Mỹ.

Sau đó không lâu, tháng 11/2021, người đại diện pháp luật của Acteam International là ông Tang Kay Hwa và ông Chong Lay Koon (quốc tịch Malaysia). Đến 10/1/2022, người đại diện pháp luật là ông Đào Văn Duy và ông Chiu Bing Keung Kenneth.

Tháng 2/2022, ngoài ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động cơ sở thể thao và 1 nghề phụ là hoạt động vui chơi giải trí, công ty đã bổ sung thêm 7 ngành nghề kinh doanh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…