Châu Âu sẽ lựa chọn biện pháp “tiền trực thăng” để thúc đẩy nền kinh tế?

Ý tưởng sử dụng phương pháp “tiền trực thăng” được coi như biện pháp cuối cùng để phục hổi nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Châu Âu sẽ lựa chọn biện pháp “tiền trực thăng” để thúc đẩy nền kinh tế?

Chia sẻ với CNBC, hai nhà phân tích kinh tế cho biết, biện pháp “tiền trực thăng” chưa bao giờ được thực hiện ở khu vực đồng euro, nhưng có thể sẽ đến lúc Ngân hàng Trung ương châu Âu buộc phải cần đến biện pháp này như một lựa chọn tốt nhất trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 đang phá huỷ nền kinh tế. 

Thuật ngữ “tiền trực thăng” (helicopter money) được đặt bởi nhà kinh tế học Milton Friedman của thế kỷ 20, đề cập đến chính sách tiền tệ độc đáo: một ngân hàng trung ương in thêm tiền mặt và phân phối trực tiếp cho công dân của mình.

Ý tưởng - gợi nên hình ảnh tiền giấy được bay ra khỏi chiếc trực thăng - là  sự thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó phục hồi nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, có một loạt các ý tưởng về cách mà các ngân hàng trung ương có thể tiếp cận với vấn đề này. 

Các quốc gia tại châu Âu là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, với dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy mức giảm GDP sẽ là 7,5% cho khu vực đồng euro trong năm nay.

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…