Kinh doanh homestay cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự. Ảnh: vụ cháy homestay The Wilder-nest tại Đà Lạt ngày 1/3/2019
Vụ cháy lớn ở homestay The Wilder-nest nổi tiếng tại Đà Lạt mới đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhiều du khách ưa thích dịch vụ lưu trú giá rẻ, tiện ích này. Sự việc không chỉ khiến nhiều du khách quan ngại về tính an toàn mỗi khi thuê homestay, mà còn hé lộ sự tắc trách của nhiều chủ đầu tư homestay chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý khi vận hành mô hình này.
Theo ông Trần Xuân Hùng - Giám đốc Pháp Chế tại Luxstay, để mô hình kinh doanh homestay vận hành trơn tru, chủ đầu tư cần tuân thủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhất là phải có giấy phép an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy.
Từ vụ cháy homestay Đà Lạt, ông Hùng cho rằng hiện nay nhiều chủ đầu tư mới chỉ đáp ứng một phần điều kiện kinh doanh lưu trú ngắn hạn, song “bỏ quên” các yếu tố quan trọng như: An ninh trật tự, Phòng cháy chữa cháy (PCCC)…
Cũng theo ông Hùng, Luxstay đang xây dựng nền tảng chia sẻ căn hộ (home-sharing) tại Việt Nam và nhận thấy nhu cầu lưu trú với homestay rất lớn. Đầu năm 2019, công ty này đã nhận được 3 triệu USD vốn đầu tư tới từ các nhà đầu tư quốc tế, tăng trưởng nóng lên tới trên 10.000 căn hộ listing, phục vụ trên 20.000 đơn đặt phòng mỗi tháng. Do đó, việc nâng chất lượng dịch vụ homestay đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, an ninh là rất quan trọng.
Ông Trần Xuân Hùng - Giám đốc Pháp chế tại Công ty TNHH Luxstay Việt Nam
Ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam đang được điều chỉnh bởi nhiều loại văn bản, gồm: Luật Doanh Nghiệp, Luật Du lịch 2017, các quy định về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy... và mỗi thủ tục pháp lý đều được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước khác nhau. Với nhiều thủ tục pháp lý đôi khi khiến các chủ cơ sở homestay e ngại, có tâm lý bỏ qua hoặc muốn tiết giảm chi phí… hay chỉ đơn giản coi homestay là nghề “tay trái”.
Homestay tại Đà Lạt cháy lớn đang gây xôn xao mạng xã hội trong những ngày gần đây
“Qua đó có thể thấy rằng nhu cầu tuân thủ pháp luật của một số chủ nhà mới chỉ dừng lại ở mức độ "đối phó" mà chưa thực sự hiểu rằng việc đăng ký, hoàn thiện các hồ sơ pháp lý theo quy định là một trong những biện pháp bảo vệ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.” - ông Hùng nói và cho rằng để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh homestay, cần có cơ chế riêng điều chỉnh mô hình này với sự liên thông giữa các cơ quan nhà nước, nhất là việc cấp giấy phép đơn giản, nhanh chóng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho người kinh doanh.
Ông Hùng đề xuất cơ chế đăng ký trực tuyến một cửa liên thông, đào tạo và cung cấp kiến thức, chính sách pháp luật về homestay… Đơn cử như chương trình Đại sứ Luxstay vừa diễn ra tại Đà Lạt đã đào tạo kiến thức pháp luật về ngành kinh doanh homestay, giao lưu kết nối, chia sẻ kinh nghiệm của các chủ kinh doanh, góp phần nâng chất lượng dịch vụ homestay tại Việt Nam.
Chuyên gia Luxstay tư vấn cho các chủ nhà homestay về các giải pháp kinh doanh vận hành mô hình lưu trú tại nhà
Đặc biệt là Luxstay còn hỗ trợ các giải pháp tư vấn hoàn thiện hồ sơ pháp lý kinh doanh homestay cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn cho chủ nhà và du khách lưu trú.
>> Đà Lạt nở rộ dịch vụ homestay