Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế kiểm soát sàn thương mại xuyên biên giới, bảo vệ hàng hóa nội địa

Thương mại điện tử, một "con dao hai lưỡi" khi vừa là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, vừa là thách thức không nhỏ đối với các sản phẩm nội địa, yêu cầu cơ quan quản lý phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ…

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế kiểm soát sàn thương mại xuyên biên giới, bảo vệ hàng hóa nội địa

Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử là nội dung quan trọng Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương trong Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.

Nội dung Công điện của Thủ tướng nhấn mạnh, dịp cuối năm, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, căng thẳng chính trị, xung đột quân sự có nguy cơ leo thang và lan rộng, rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, giá dầu tiềm ẩn nguy cơ biến động mạnh… Các đơn vị cần tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm tăng tổng cầu, kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, sớm khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định đời sống của Nhân dân, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước, gắn kết giữa sản xuất với phân phối và tiêu dùng hàng hóa… Tích cực tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi vùng và toàn quốc, phối hợp với các địa phương tăng cường các hoạt động kết nối, phân phối các sản phẩm OCOP, đưa hàng hóa đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp để kích cầu tiêu dùng trong nước.

Đặc biệt trong bối cảnh hàng hóa sản xuất trong nước đang chịu sức ép lớn từ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử, ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nội địa. Do đó, Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp về giải ngân kinh phí đầu tư công để triển khai các nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thị trường trong nước.

Với vai trò là đơn vị quản lý ngành công thương, Bộ Công Thương phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại trong nước, triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...

Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành trong công cuộc thúc đẩy tăng trưởng hàng hóa nội địa. Các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan chủ động phối hợp với nhau đề xuất chính sách, giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.

Báo cáo của Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, tăng 50% về giá trị và tăng 40% về số lượng đối tác bán hàng. Những năm gần đây, thương mại điện tử xuyên biên giới có tốc độ phát triển nhanh chóng. Nêu bật lên những con số cho thấy, nếu như năm 2021 nền tảng này đạt 1.900 tỷ USD thì năm 2023 đã đạt 2.300 tỷ USD và dự kiến đạt 7.938 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng trung bình tới 26,2%/năm.

Với tốc độ gia tăng chóng mặt của hoạt động thương mại điện tử, bên cạnh những chính sách hỗ trợ, can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước, theo bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương nhận định, doanh nghiệp nội địa cần đầu tư cho thương hiệu sản phẩm, tìm đối tác bản địa để hỗ trợ logistic và chăm sóc khách hàng, nắm bắt thị hiếu, nghiên cứu kỹ quy định nước sở tại, đồng thời tận dụng các chương trình hỗ trợ của Bộ Công Thương

Xem thêm

Black Friday là gì và tại sao người tiêu dùng lại “mê” ngày lễ mua sắm này đến vậy?

Black Friday là gì và tại sao người tiêu dùng lại “mê” ngày lễ mua sắm này đến vậy?

Black Friday, thường diễn ra vào ngày thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn tại Mỹ, là khởi đầu cho mùa mua sắm cuối năm ở nhiều quốc gia. Ngày này được biết đến với những đợt giảm giá lớn và ưu đãi hấp dẫn tại các cửa hàng và trang thương mại điện tử, thu hút hàng triệu người mua sắm trên toàn cầu…

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tâm thế đón cơ hội từ hai “cuộc cách mạng”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tâm thế đón cơ hội từ hai “cuộc cách mạng”

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân cuối cùng trong năm 2024, TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA nhiều lần nhấn mạnh những tác động tích cực của hai “cuộc cách mạng” hứa hẹn tạo bước đột phá đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng doanh nghiệp…

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

Chuyến công tác và những thỏa thuận hợp tác với VACOD-HBA được đối tác Nga, đặc biệt là chính quyền thành phố Saint Petersburg hết sức coi trọng. Những hoạt động của đoàn tại Nga đã gây được ấn tượng sâu đậm với các đối tác Nga...