Chủ tịch DCL: “5 năm tới sẽ không chia cổ tức bằng tiền”

Ông Nguyễn Văn Sang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc DCL cho biết, trong 5 năm tới, Công ty không có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền. Lợi nhuận sẽ dùng tái đầu tư cho các mảng, nhất là mả
Chủ tịch DCL: “5 năm tới sẽ không chia cổ tức bằng tiền”

Đại hội cổ đông năm 2017 của công ty Dược Cửu Long 

Dành trọng tâm cho tái đầu tư

Năm 2016, Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (DCL) lần đầu đạt mức lợi nhuận sau thuế lên tới trên 90 tỷ đồng, vượt gần 50% so với lợi nhuận năm 2015.

Thế nhưng, đi ngược với kỳ vọng lãi lớn chia cổ tức lớn, Ban lãnh đạo Công ty đề xuất phương án không chia cổ tức. Không những vậy, sau chuỗi thời gian tăng trưởng lợi nhuận liên tục đưa quy mô lợi nhuận năm 2016 lên gấp 3 lần năm 2014, DCL bất ngờ đưa ra con số tăng trưởng lợi nhuận rất thấp cho năm 2017.

Điều này khiến các cổ đông ít nhiều cảm thấy có chút hụt hẫng. Tuy nhiên, phía sau việc tạm dừng đó, lại là một lý do khiến mọi nhà đầu tư tham dự họp Đại hội đồng cổ đông đều cảm thấy hài lòng.

Phát biểu về chính sách chia cổ tức của DCL, ông Sang cho biết: “Chiến lược của DCL cũng theo chiến lược chung của toàn Tập đoàn F.I.T là ưu tiên đầu tư phát triển các ngành hàng để nâng tầm doanh nghiệp. Do đó, mỗi ngành cần rất nhiều tiền để đầu tư bao gồm: mở rộng dây chuyền cũ, tăng thêm máy móc hiện đại, đầu tư vào kênh phân phối… Chiến lược chung của F.I.T, trong đó có DCL là trong 5 năm tới không chia cổ tức bằng tiền. Nếu có thì chúng tôi có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu nếu giá cổ phiếu quá cao để đảm bảo phù hợp”.

Theo ông Sang, nhu cầu đầu tư của Dược Cửu Long ở tất cả các mảng rất lớn, vì dư địa tăng trưởng từ cơ sở vật chất đã có không còn nhiều.

Cụ thể, với mảng viên nang rỗng (capsule), DCL giữ vị trí số 1 thị trường, chiếm 40% thị phần cả nước, nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu khách hàng, và đã hết dư địa tăng trưởng do nhà máy hoạt động hết công suất. Năm 2016, Công ty đã thực hiện ứng trước tiền mua máy móc, chuẩn bị xây dựng, dự kiến cuối năm 2017 sẽ có sản phẩm đi vào kinh doanh.

Với mảng thiết bị y tế, mà cụ thể hơn là bơm kim tiêm, trong năm qua, Công ty cũng đã tăng công suất thêm 45% lên mức tối đa công suất, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% đơn hàng nên tạm thời phải hy sinh doanh số một vài nhóm sản phẩm. Đây là lý do DCL phải đầu tư thêm nhà máy vật tư y tế tiêu hao.

Tương tự như vậy, với mảng dược phẩm, báo cáo Ban Tổng giám đốc của DCL cho biết, nhiều nhóm sản phẩm của Công ty cũng đang phải hoạt động 3 ca nhưng không đủ lượng bán.

Việc mua lại thành công Euvipharm vừa qua chính là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp DCL duy trì được đà tăng trưởng cho mảng này, khi có danh mục sản phẩm trùng lắp là nhóm hàng DCL đang sản xuất hết công suất, và lượng lớn visa thuốc trong đó có các dòng kháng sinh thế hệ mới, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt… mà DCL chưa có và chi phí đầu tư mới tốn kém.

Trong mảng dược, một điểm đặc biệt ấn tượng là DCL đang chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thuốc ung thư. Đây là dự án đầu tiên của Việt Nam, sẽ được bắt đầu triển khai từ năm 2017 thông qua liên doanh với một tổng công ty trong nước (DCL nắm chi phối), với nhu cầu vốn đầu tư là 1.000 tỷ đồng cho hai giai đoạn.

“Tổng nhu cầu vốn khoảng 35 triệu USD. Với thực trạng tài chính hiện nay và tính toán dòng tiền thu về ròng từ hoạt động sản xuất, Dược Cửu Long vẫn cần thêm khoảng 15 triệu USD. Đây là lý do Công ty không thực hiện chia cổ tức bằng tiền, đồng thời xin cổ đông ủy quyền cho Ban lãnh đạo điều chỉnh giấy phép đăng ký kinh doanh để có thể thực hiện phát hành cho đối tác chiến lược nước ngoài”, ông Sang nói.

Mục tiêu số 1 ngành dược

Chia sẻ với nhà đầu tư về thực trạng kinh doanh của Dược Cửu Long và chiến lược đầu tư giai đoạn tới, Ban lãnh đạo Công ty nhận được sự ủng hộ của cổ đông về việc đưa ra kế hoạch kinh doanh tăng trưởng rất thấp năm 2017, bởi đó là câu chuyện dành mục tiêu cho vị thế số 1 ngành dược tại Việt Nam.

Ông Sang nhận xét, với 3 mảng kinh doanh hiện tại, capsule đang giữ vị thế số 1, và thị phần sẽ tăng lên khi Công ty hoàn nhà máy mới bắt đầu đi vào hoạt động. Về mảng vật tư tiêu hao, DCL cũng cầm chắc vị thế số 1 khi hoàn tất đầu tư nhà máy mới. Chỉ còn lại mảng dược phẩm.

“Thông qua Euvipharm, Công ty sẽ nâng cao công suất các sản phẩm đã có và mở rộng thêm nhóm sản phẩm mới, đặc biệt là thuốc tiêm. Khi dự án nhà máy ung thư đi vào hoạt động, Dược Cửu Long chắc chắn sẽ trở hành công ty số 1 Việt Nam về thuốc kê đơn. Mảng thuốc OTC, chúng tôi cũng có chiến lược rất rõ ràng cho ban điều hành”, ông Sang nói lý do Dược Cửu Long tự tin hướng tới mục tiêu số 1 ngành dược trong 5 năm tới.

Theo Uyên Phạm/ĐTCK

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...