Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini

Đây là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ 26 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Cho ý kiến về nội dung liên quan chung cư mini tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Pháp luật rà soát lại dự án Luật Nhà ở sửa đổi, dứt khoát không luật hóa chung cư mini trong luật này.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trước đây, dự thảo luật đã thiết kế một điều riêng cho chung cư mini, đến dự thảo hiện tại vẫn giữ quy định về loại hình này, nhưng đưa thành một điều khác.

“Các đồng chí rà soát lại dự thảo Luật Nhà ở, không được hợp thức hóa hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở. Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội vừa rồi các đồng chí thấy rất đau xót, nghiêm trọng”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng gợi ý, liệu có nên cho phép Hà Nội có quy định riêng về tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng trong các vấn đề giao thông, môi trường, phòng cháy chữa cháy khi sửa Luật Thủ đô hay không.

Phát biểu tiếp thu, giải trình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đồng tình việc quy định tiêu chuẩn, tiêu chuẩn trong quy hoạch là rất quan trọng, đặc biệt sau vụ cháy chung cư mini vừa qua.

Ông Dũng cho biết, trong vụ việc này cấp phép cho xây dựng 6 tầng thôi, nhưng xây dựng tới 9 tầng là vi phạm. Tuy vậy, theo Bí thư Hà Nội, với mật độ xây dựng trong khu vực này mà cho phép xây dựng 6 tầng cũng “vô cùng bất cập”, mà chỉ nên cho xây 2-3 tầng.

Do đó, ông Dũng đề nghị giao cho thành phố Hà Nội quyết định những vấn đề về quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch cụ thể, vào những địa bàn cụ thể nhằm bảo đảm an ninh, an toàn lâu dài.

Trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Bùi Văn Cường cũng cho biết, việc tồn tại hơn 2.000 nhà riêng lẻ khác kiểu chung cư mini cho thấy định hướng xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội có phần khó kiểm soát.

Ông Cường nhận định đây là hệ lụy của việc tập trung dân cư quá đông trong khu vực nội thành, đi kèm với đó là công tác quản lý chưa nghiêm. Đề cập đến vấn đề cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trụ sở các cơ quan, đơn vị trong đô thị trung tâm không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô phải thực hiện việc di dời, Tổng Thư ký Quốc hội nêu rõ đây là công việc được đặt ra từ rất lâu, tuy nhiên công tác triển khai cũng rất chậm chạp.

Đối chiếu với dự án luật, ông Cường cho biết biện pháp và lộ trình di dời được ủy quyền để Thủ tướng quyết định nhưng hồ sơ dự án luật chưa thấy có dự thảo về quyết định biện pháp và lộ trình di dời.

Có thể bạn quan tâm