Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa” vì lo ngại kinh tế, giá dầu lao dốc

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào thứ Sáu sau hàng loạt báo cáo kinh tế ảm đạm, khép lại một tuần giao dịch ngắn với đầy rẫy những lo ngại về thuế quan và tiêu dùng suy yếu…

Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa” vì lo ngại kinh tế, giá dầu lao dốc

Kết thúc phiên 21/2, chỉ số Dow Jones giảm 748,63 điểm (-1,69%) xuống 43.428,02 điểm, S&P 500 mất 104,39 điểm (-1,71%) còn 6.013,13 điểm và Nasdaq Composite trượt 438,36 điểm (-2,20%) thành 19.524,01 điểm.

Trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500, chỉ có lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu giữ được sắc xanh, trong khi tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ chịu mức giảm mạnh nhất.

Các dữ liệu kinh tế mới công bố cho thấy hoạt động kinh doanh tại Mỹ đang chậm lại và tâm lý người tiêu dùng suy yếu, với nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm bi quan trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn.

Các báo cáo này xuất hiện ngay sau khi nhà bán lẻ hàng đầu nước Mỹ Walmart đưa ra dự báo kinh doanh gây thất vọng.

“Sự lạc quan của doanh nghiệp Mỹ đã bốc hơi trong bối cảnh bức tranh kinh tế trở nên u ám hơn”, ông Chris Williamson, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global bình luận.

Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm sâu ngay sau khi dữ liệu kinh tế được công bố và tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch buổi chiều. Chỉ số S&P 500 ghi nhận mức giảm phần trăm trong một ngày lớn nhất kể từ 18/12, tương tự như chỉ số Russell 2000 đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

Tính cả tuần, tất cả các chỉ số đều mất điểm, trong đó Dow Jones chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 10/2024.

“Tôi không thích thấy sắc đỏ thế này vào ngày thứ Sáu. Hiện tại, tâm lý người tiêu dùng, thuế quan và lợi nhuận doanh nghiệp đang là những yếu tố chính chi phối thị trường”, ông Greg Bassuk, CEO của AXS Investments giải thích.

Các lĩnh vực nhạy cảm với kinh tế như vận tải (Dow Transports), chip, cổ phiếu vốn hóa nhỏ, nhà ở và hàng tiêu dùng không thiết yếu đều giảm hơn 2%.

Tất cả cổ phiếu trong nhóm “Magnificent Seven” đều chìm sâu trong sắc đỏ, với Nvidia giảm mạnh nhất 4,1%.

Cổ phiếu Tesla và Rivian đều mất 4,7% sau khi cả hai nhà sản xuất xe điện thông báo thu hồi sản phẩm.

Cổ phiếu UnitedHealth lao dốc 7,2% do thông tin Bộ Tư pháp Mỹ mở cuộc điều tra về các hoạt động thanh toán bảo hiểm Medicare của công ty này.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đạt 17,06 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình 15,30 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Chỉ số biến động CBOE đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 3/2.

Mùa báo cáo lợi nhuận quý 4 đang dần khép lại, với khoảng 425 công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả, trong đó 76% vượt kỳ vọng của Phố Wall, theo dữ liệu từ LSEG.

Các nhà phân tích dự báo lợi nhuận tổng hợp quý 4 của các công ty thuộc S&P 500 tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn đáng kể so với mức dự đoán 7,8% vào ngày 1/1.

Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ sớm công bố các mức thuế mới đối với gỗ và sản phẩm lâm nghiệp, bên cạnh kế hoạch trước đó nhằm áp thuế lên ô tô nhập khẩu, chip bán dẫn và dược phẩm.

GIÁ DẦU LAO DỐC

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng vào thứ Sáu, khép lại một tuần giao dịch tiêu cực khi nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro địa chính trị ở Trung Đông và sự không chắc chắn về thỏa thuận hòa bình tại Ukraine.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 2,05 USD, tương đương 2,68%, xuống còn 74,43 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,08 USD, tương đương 2,87%, còn 70,40 USD/thùng.

Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm 0,4%, trong khi giá dầu WTI mất 0,5%.

Theo ông John Kilduff, đối tác tại Again Capital ở New York, sự yên ắng tại Trung Đông do lệnh ngừng bắn ở Gaza vẫn được duy trì đang làm giảm bớt các rủi ro trên thị trường.

Tuy nhiên, sau khi xuất hiện thông tin về việc các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc) phát hiện một loại virus corona mới ở dơi, giá dầu ngay lập tức “bốc hơi” 2 USD/thùng, theo các nhà phân tích chia sẻ với Reuters.

Trong khi đó, giới đầu tư cũng tiếp tục cân nhắc về việc tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng lên. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sự gia tăng này chủ yếu do các nhà máy lọc dầu giảm công suất chế biến trong mùa bảo trì định kỳ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp đã kích hoạt hiệu ứng domino, khiến cổ phiếu TPB và ORS lao dốc do loạt thông tin tiêu cực về Helios, Bamboo Capital và R&H Group, những tổ chức có liên hệ chặt chẽ với nhau...

Nỗi lo suy thoái bao trùm Phố Wall

Chứng khoán Mỹ tràn sắc xanh sau cuộc họp Fed

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào thứ Tư sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất. Cả Fed và Phố Wall đều đang theo dõi tác động từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với nền kinh tế và lạm phát…

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu HSG giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch Lê Phước Vũ, gây hoang mang cho nhà đầu tư, dù ông khẳng định Hoa Sen vẫn vững vàng. Tình huống này gợi nhớ cú sốc của Hòa Phát khi Chủ tịch Trần Đình Long tuyên bố về khó khăn ngành thép, khiến cổ phiếu HPG lao dốc...

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Chứng khoán TPS cho rằng 3 nhóm ngành dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chính sách thuế quan thay đổi của Mỹ, đây là các ngành được hỗ trợ tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán, đồng thời khoảng trống lớn để mở rộng thị phần tại Mỹ...

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

VN-Index mở cửa tăng nhưng chịu áp lực bán, kết phiên giảm 5,29 điểm xuống 1.330,9 điểm, trong khi VN30 giảm 6,26 điểm về 1.388 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, khối ngoại bán ròng 434,9 tỷ đồng, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh...

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm ở phiên thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư chủ động mua vào sau đợt giảm kéo dài 4 tuần của Nasdaq và S&P 500. Đồng thời, họ cũng xem xét các dữ liệu kinh tế mới nhất để đánh giá tác động từ chính sách của chính quyền Trump…

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng động lực suy yếu, VN-Index hướng đến vùng 1.350 điểm trong bối cảnh phân hóa mạnh, dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản và ngân hàng. Nhà đầu tư thận trọng tại vùng giá cao, duy trì tỷ trọng hợp lý và chờ điểm vào mới...

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Cổ phiếu ngành dược vốn dĩ được thị trường biết đến là cổ phiếu phòng thủ bởi đặc tính cô đặc, tăng trưởng ổn định qua các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế và truyền thống chia cổ tức đều đặn…