Chứng khoán Mỹ lao dốc vì nhà đầu tư lo ngại căng thẳng Trung Đông, lợi suất trái phiếu leo cao

Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm mạnh vào 15/4 do áp lực từ lợi suất Kho bạc Mỹ và lo ngại về căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Iran và Israel…

Chứng khoán Mỹ lao dốc vì nhà đầu tư lo ngại căng thẳng Trung Đông, lợi suất trái phiếu leo cao

Kết thúc phiên 15/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 248,13 điểm (-0,65%) xuống 37.735,11 điểm, S&P 500 mất 61,59 điểm (-1,20%) còn 5.061,82 điểm và Nasdaq Composite hạ 290,07 điểm (-1,79%) thành 15.885,02 điểm.

S&P 500 đã giảm 2,64% trong hai phiên vừa qua. Đây là mức giảm lớn nhất trong hai ngày kể từ đầu tháng 3/2023.

Tất cả 11 lĩnh vực thuộc S&P chính đều giảm điểm, trong đó bất động sản và dịch vụ tiện ích vốn nhạy cảm với lãi suất là những lĩnh vực có kết quả kém nhất.

Chứng khoán Mỹ gần đây đã gặp nhiều khó khăn, trong đó S&P 500 trải qua hai tuần giảm liên tiếp và ghi nhận tỷ lệ phần trăm hàng tuần giảm nhiều nhất kể từ tháng 10/2023 vào tuần trước khi các nhà đầu tư đẩy lùi kỳ vọng về thời gian và quy mô cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Ở các diễn biến riêng lẻ, cổ phiếu Apple giảm 2,19% và là một trong những lực cản lớn nhất đối với S&P 500 sau khi dữ liệu từ công ty nghiên cứu IDC cho thấy doanh số điện thoại thông minh giảm khoảng 10% trong quý đầu năm 2024.

Tesla mất 5,6% sau thông báo sa thải hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu trong một bản ghi nhớ nội bộ mà Reuters nhìn thấy.

Salesforce trượt 7,28% do có thông tin nhà sản xuất phần mềm đang đàm phán ở cấp cao để mua lại Informatica.

Trong khi đó, ngân hàng M&T tăng 4,74% nhờ dự báo thu nhập lãi ròng hàng năm (NII) tốt hơn mong đợi, trong khi công ty môi giới Charles Schwab nhích 1,71% dù cho báo cáo lợi nhuận hàng quý giảm. Đây cũng là hai trong số ba cổ phiếu có thành quả tốt nhất trong lĩnh vực tài chính của S&P 500.

Goldman Sachs tăng 2,92% sau khi báo cáo lợi nhuận quý đầu tiên vượt qua ước tính của Phố Wall, được thúc đẩy bởi sự phục hồi trong hoạt động bảo lãnh phát hành, giao dịch trái phiếu đã nâng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của họ lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2021.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 11,53 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 11,03 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Vào đầu phiên giao dịch, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ được hỗ trợ một chút bởi dữ liệu doanh số bán lẻ tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 3 cũng như sự đi lên của một số cổ phiếu tài chính sau khi công bố kết quả kinh doanh hàng quý.

Tuy nhiên, mức tăng đã nhanh chóng đảo chiều do lo ngại về căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt, với trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2023.

Ken Polcari, đối tác quản lý tại Kace Capital Advisors nhận xét: “Thị trường đã thấy sự phục hồi nhẹ vào đầu phiên nhưng sau đó những dự đoán về tình hình Trung Đông đã kéo tâm trạng đi xuống. Tất cả các vấn đề địa chính trị sẽ gây ra căng thẳng và lo lắng trên thị trường, cũng như việc nhận ra rằng lãi suất có thể sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn”.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm nhẹ sau khi cuộc tình hình chiến sự tại Trung Đông gây ra ít thiệt hại hơn dự đoán, làm giảm bớt lo ngại về một cuộc xung đột gia tăng nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung.

Hợp đồng tương lai dầu Brent ổn định ở mức 90,10 USD/thùng, giảm 35 cent, tương đương 0,4%. Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 5 giảm 25 cent, tương đương 0,3%, xuống 85,41 USD/thùng.

Dầu đã giảm hơn 1 USD/thùng trong giai đoạn cuối tuần sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2023 vào phiên 12/4.

Bên cạnh đó, dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Mỹ cũng gây áp lực lên giá dầu khi nó có thể gia tăng khả năng lãi suất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn và từ đó làm giảm nhu cầu về dầu.

Trên thị trường tiền điện tử, giá bitcoin tiếp tục phải đối mặt với áp lực giảm giá, xuất phát từ đợt bán tháo hoảng loạn trên thị trường sau cuộc tấn công ở Trung Đông - nguyên nhân đẩy đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng.

Cụ thể, Bitcoin giảm 1,6% trong 24 giờ qua xuống còn 63.382,7 USD bất chấp có được một đợt phục hồi ngắn ngủi trong ngày.

Sức mạnh của USD cũng là điểm cản chính đối với Bitcoin, vì Bitcoin vốn thường được hưởng lợi từ khẩu vị rủi ro trên thị trường. Diễn biến đi xuống của giá Bitcoin cho thấy nó trái ngược hoàn toàn với ý tưởng về một kênh trú ẩn an toàn kỹ thuật số.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...