Phố Wall trượt dốc khi dữ liệu lạm phát mới đánh bay kỳ vọng cắt giảm lãi suất

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào 10/4 sau khi dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến đã “dội gáo nước lạnh” vào hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu…

Phố Wall trượt dốc khi dữ liệu lạm phát mới đánh bay kỳ vọng cắt giảm lãi suất

Kết thúc phiên 10/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 422,16 điểm (-1,09%) xuống 38.461,51 điểm, S&P 500 mất 49,27 điểm (-0,95%) còn 5.160,64 điểm và Nasdaq Composite giảm 136,28 điểm (-0,84%) thành 16.170,36 điểm.

Trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500, tất cả trừ năng lượng đều chìm trong sắc đỏ, trong đó cổ phiếu bất động sản ghi nhận đà giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2022.

Hầu hết các cổ phiếu tăng trưởng vốn hóa lớn cũng đều đi xuống ngoại trừ Nvidia Inc. Cổ phiếu của nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đi ngược xu hướng khi tăng 2,0%.

Tất cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm mạnh vào lúc mở cửa sau khi báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Bộ Lao động Mỹ cho thấy mức tăng 3,5% vào tháng 3, cao hơn so với dự đoán của các nhà phân tích là 3,4%. Dữ liệu kinh tế mới một lần nữa như lời nhắc nhở rằng con đường đưa lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của Fed sẽ vẫn còn dài và quanh co.

Ryan Detrick, chiến lược gia trưởng thị trường tại Carson Group nhận xét: “Chỉ một tuần trước Chủ tịch Fed Jerome Powell đã bóng gió về ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Nhưng liệu quan điểm của ông ấy có thay đổi hay không sau những dữ liệu cứng đầu mà chúng ta tiếp tục thấy. Bất cứ điều gì liên quan đến lãi suất rõ ràng đều bị ảnh hưởng nặng nề ngày hôm nay, từ bất động sản, nhà ở cho đến vốn hóa nhỏ”.

Cổ phiếu nhà ở (housing) ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 23/1 và chỉ số Russell 2000 chứng kiến đà trượt dốc nhanh nhất trong một ngày kể từ 13/2.

Biên bản cuộc họp chính sách tháng 3 của Fed phản ánh mối lo ngại rằng tiến trình lạm phát hướng tới mục tiêu 2% có thể bị đình trệ và chính sách tiền tệ hạn chế có thể cần được duy trì lâu hơn dự kiến.

“Giá cổ phiếu còn bị áp lực bởi lợi suất trái phiếu kho bạc chuẩn, đã vượt 4,5% để chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2023”, ông Detrick lưu ý thêm.

Theo công cụ FedWatch của CME, các thị trường hiện định giá khả năng Fed cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 6 chỉ còn 16,5%, giảm từ mức 56,0% ngay trước khi báo cáo được công bố.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán của Mỹ là 11,91 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 11,52 tỷ cổ phiếu trong cả phiên trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Giờ đây, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo giá sản xuất công bố 11/4 để có cái nhìn rõ ràng hơn về lạm phát tháng 3 và thời điểm bắt đầu không chính thức của mùa thu nhập quý đầu tiên.

Vào 12/4, bộ ba ngân hàng lớn – JPMorgan Chase & Co, Citigroup Inc và Wells Fargo & Co – dự kiến sẽ công bố kết quả.

Theo dữ liệu của LSEG, các nhà phân tích kỳ vọng thu nhập tổng hợp của S&P 500 trong quý đầu tiên của năm 2023 sẽ tăng 5,0% so với năm ngoái. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng thu nhập hàng năm 7,2% trong dự báo quý được đưa ra vào ngày 1/1.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu phục hồi 1 USD vào phiên 10/4 sau tin tức về xung đột leo thang ở Trung Đông, làm dấy lên lo ngại rằng các cuộc đàm phán ngừng bắn có thể bị đình trệ.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 1,06 USD, tương đương 1,2%, lên 90,48 USD/thùng trong khi giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ tăng 98 cent, tương đương 1,2%, lên 86,21 USD/thùng.

“Thị trường dầu mỏ đã và đang tiếp tục phản ứng rất mạnh mẽ với tin tức từ Gaza”, John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC cho biết.

Một cuộc xung đột mở rộng có thể kéo theo các quốc gia khác, đặc biệt là Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Ngoài ra, quyết định hạn chế xuất khẩu dầu thô sang nước ngoài để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu địa phương của Mexico cũng đã hỗ trợ giá và dẫn đến việc nhập khẩu dầu thô Mexico của Mỹ rơi xuống mức thấp kỷ lục vào đầu tháng 4.

Vào đầu phiên giao dịch, giá dầu giảm nhẹ sau khi dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô và nhiên liệu tăng nhiều hơn dự kiến do nhu cầu yếu và xuất khẩu dầu giảm.

Xem thêm

Phố Wall mất điểm, thị trường nghiền ngẫm các bình luận từ Fed

Phố Wall mất điểm, thị trường nghiền ngẫm các bình luận từ Fed

Ba chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ đều giảm hơn 1% trong phiên 4/4, với S&P 500 ghi nhận mức giảm phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 13/2 khi các quan chức Fed thực hiện một cách tiếp cận thận trọng trong các bình luận về triển vọng cắt giảm lãi suất…

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...