Sau khi tách ra từ Tiệp Khắc cũ, từ ngày 1 tháng 1 năm 1992, Slovakia trở thành một quốc gia độc lập và bắt đầu quá trình khôi phục kinh tế. Với dân số nhỏ (5 triệu) và nằm bên cạnh người anh cả phát triển hơn về công
nghiệp và nhiều lĩnh vực, bài toán khó khăn nhất của Slovakia là làm sao thu hút được đầu tư nguồn lực từ nước ngoài để tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế độc lập của mình.
Thừa hưởng nền công nghiệp phát triển từ những năm 30 thế kỷ trước, Slovakia có nền tảng công nghiệp cơ khí phát triển, nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao và có vị trí thuận lợi là cầu nối giữa Tây và Đông của châu Âu.
Nhưng để các nhà đầu tư, đặc biệt là các hãng xe lớn đến xây dựng nhà máy là một bài toán khó khăn.
Từ năm 1994, sau khi đã mời gọi được rất nhiều các hãng xe hàng đầu châu Âu (và thế giới sau đó) đến đầu tư, Slovakia liên tục cập nhật chính sách phù hợp để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó chỉ trong hơn 20 năm, Slovakia đã trở thành nước có sản lượng sản xuất xe hơi trên đầu người đứng đầu thế giới. Theo dữ liệu sơ bộ, năm 2018, hơn 1.080.000 xe đã được sản xuất tại Slovakia. Triển vọng của năm 2019 nói rằng 1.150.000 xe ô tô mới được sản xuất dự kiến sẽ rời khỏi các nhà máy Slovakia. Với Slovakia, ngành công nghiệp ô tô có truyền thống mạnh mẽ và đã trở thành ngành quan trọng nhất và là động lực của nền kinh tế Slovakia. Trong 20 năm qua, nó cũng là một nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng.
Tầm quan trọng của ngành công nghiệp này trong nền kinh tế Slovakia cũng được chứng minh bằng sự hiện diện của các thương hiệu xe hơi toàn cầu như Volkswagen, PSA Peugeot Citroën, Kia Motors và Jaguar Land Rover. Nhờ các công ty này, Cộng hòa Slovakia trở thành một trung tâm thế giới trong việc sản xuất ô tô (tính trên 1.000 dân).
Với số lượng ô tô được sản xuất trên một nghìn dân, ngành công nghiệp ô tô đóng góp 13% vào tổng sản phẩm quốc nội và 130.000 người làm việc trực tiếp trong đó.
Chia sẻ kinh nghiệm với Thương Gia về quá trình rải thảm mời các hãng xe ô tô đến Slovakia đầu tư, ông Bruno Hromy, tham tán thương mại Slovakia tại Việt Nam nói: “Chúng tôi có những ưu đãi rõ ràng và được bảo đảm bằng hành lang pháp lý, chính sách. Slovakia đã cam kết bảo đảm tạo ra môi trường kinh doanh rành mạch, kế hoạch hỗ trợ các cơ sở hạ tầng cho những cam kết ưu đãi đã đưa ra về nguồn lực, tài chính, triển vọng phát triển kinh tế xã hội nói chung và khả năng cạnh tranh của đất nước (bao gồm cả nguồn nhân lực, hệ thống công nghiệp hạ tầng, hệ thống dịch vụ hỗ trợ v.v.)”.
Ông Bruno nhớ lại: “Chúng tôi phải đưa các nhà đầu tư đến nhiều nơi có thể là tiềm năng cho nhà máy họ muốn đầu tư cho tương lại. Thậm chí rất nhiều lần họ yêu cầu được đưa
đến những nơi đó (ngoài ra họ còn tự đi thăm, gặp gỡ và đánh giá theo kênh riêng) và liên tục tìm hiểu những chỉ số khác nhau, hỏi rất nhiều câu hỏi và muốn có rất nhiều tài liệu về từ môi trường sống, môi trường kinh doanh, môi trường xã hội của nơi đó, đến những yếu tố môi trường, hệ thống giáo dục, mức thu nhập trong khu vực, hệ thống hạ tầng, giao thông và cả những yếu tố tưởng như không liên quan vè văn hóa, thói quen, phong tục v.v.”.
Chính phủ Slovakia và các cơ quan chính quyền địa phương ngoài những ưu đãi về thuế, tài nguyên, ưu đãi xuất khẩu hỗ trợ tiền lương v.v. còn phải trình bày những kế hoạch của mình, cam kết sẽ nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nâng cấp hạ tầng giao thông, hỗ trợ các doanh nghiệp khác trong vùng v.v. để thuyết phục các nhà đầu tư.
Từ năm 2006 trong một báo cáo nghiên cứu, ít nhất 30% các công ty đầu tư có kế hoạch xuất khẩu toàn bộ sản phẩm của mình, gần 60% các nhà đầu tư muốn xuất khẩu tới 90% sản lượng và gần 84% các công ty có kế hoạch xuất khẩu ít nhất 50% sản lượng.
Slovakia có nền tảng công nghiệp (cơ khí, chế tạo máy, hạ tầng) hàng trăm năm từ thời Đế quốc Áo - Hung là một điều hấp dẫn lớn với tất cả các hãng xe ô tô mà Việt Nam và rất nhiều nước sẽ khó cạnh tranh. Tiếp theo đó là đội ngũ lao động công nghiệp, tay nghề cao (đặc biệt cơ khí) và khả năng tiếp cận (cùng văn hóa châu Âu) cũng là yếu tố không phải quốc gia nào cũng tự hào để mời chào. Hàng lang pháp lý rõ ràng, có truyền thống lâu đời cũng giúp hỗ trợ môi trường kinh doanh minh mạch, hấp dẫn. Và cuối cùng, chính sách ưu đãi mạnh mẽ đi kèm những cam kết cụ thể khả thi đã chứng minh là yếu tố giúp Slovakia rất thành công trong việc đưa các nhà đầu tư nước ngoài (trong đó có các hãng ô tô hàng đầu thế giới) đến đầu tư và mang lại thịnh vượng cho đất nước.
Việt Nam và Slovakia đều có mong muốn ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô. Hai nước cũng có sự tương đồng về vai trò địa lý quan trọng trong khu vực. CH Slovakia nằm ở nơi chuyển giao giữa trung tâm của châu Âu, nơi giao thoa của Đông và Tây Âu. Vị trí này là nơi kết hợp lý tưởng cho những điểm mạnh, ưu thế không phải quốc gia nào cũng có. Việt Nam được coi là cửa ngõ vào khối Asean, nằm ngay bên cạnh thị trường khổng lồ, Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam là nước đặc biệt có hiệp định tự do thương mại với Liên minh châu Âu và có thể là cánh cửa (nếu biết khai thác) cho sản phẩm, dịch vụ của cả khối châu Âu vào thị trường quan trọng Asean. Bên cạnh đó, hiệp định tự do thương mại của Asean cũng là một hành lang pháp lý quan trọng hỗ trợ các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có thể tiếp cận khách hàng trong khối Asean với lợi thế về thuế quan, rào cản....