Cổ phiếu công nghệ suy giảm "đè" các chỉ số chính của Phố Wall

Các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đã kết thúc phiên giao dịch 26/6 ở mức thấp hơn sau khi chật vật tìm hướng đi trong cả ngày…

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 12,72 điểm, tương đương 0,04%, xuống 33.714,71; S&P 500 mất 19,51 điểm, tương đương 0,45%, còn 4.328,82; và Nasdaq Composite giảm 156,74 điểm, tương đương 1,16%, xuống 13.335,78.

Sự sụt giảm của các “gã khổng lồ công nghệ” là nguyên do chính cho mức trượt dốc của Nasdaq. Cổ phiếu Nvidia, Alphabet và Meta Platforms đều mất hơn 3%.

Tương tự như Alphabet, Tesla giảm 6% sau khi Goldman Sachs hạ cấp cổ phiểu của nhà sản xuất ô tô điện từ mức “Mua” xuống “Trung lập”, với lý do giá cả bất ổn.

Dẫn đầu một số ít các ngành tăng điểm là lĩnh vực năng lượng, tăng 2,2% khi giá dầu cao hơn trong bối cảnh các nhà đầu tư đánh giá tăng trưởng nhu cầu toàn cầu trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung sắp tới do bất ổn chính trị ở Nga.

Ở các diễn biến cổ phiếu đơn lẻ, Lucid Group tăng 1,5% nhờ vào thỏa thuận với Aston Martin, mang lại cho nhà sản xuất xe điện 3,7% cổ phần của công ty nước Anh.

Cổ phiếu PacWest nhận thêm 4% sau khi công ty cổ phần tư nhân Ares Management tiết lộ họ đã mua danh mục cho vay tài chính đặc biệt trị giá 3,5 tỷ USD từ ngân hàng.

Trong khi đó, Pfizer Inc giảm 3,7% sau khi nhà sản xuất thuốc này cho biết họ tạm ngừng phát triển một loại thuốc điều trị béo phì và tiểu đường do tình trạng men gan tăng cao ở bệnh nhân trong các nghiên cứu lâm sàng.

Phố Wall

Vào tuần trước, chứng khoán Mỹ đã mất đi đà phục hồi tích cực trong thời gian gần đây, với chỉ số Nasdaq nặng về công nghệ bị phá vỡ chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell báo hiệu khả năng có thêm nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới.

“Có vẻ như mọi thứ vẫn chưa rõ ràng. Các nhà giao dịch đang gặp khó khăn để xác định xem họ muốn đứng ở thế “tấn công” hay “phòng thủ” bởi không biết thị trường sẽ dao động theo hướng nào”, bà Carol Schleif, giám đốc đầu tư tại văn phòng gia đình BMO ở Minneapolis nhận xét. 

Thêm vào cho sự không chắc chắn là giai đoạn bước vào tuần cuối cùng của quý 2, khi mà chỉ còn vài tuần nữa là tới mùa báo cáo tài chính. Điều này đã thúc đẩy hoạt động chốt lời đối với các cổ phiếu tăng trưởng mạnh từ đầu năm đến nay, bà Carol Schleif cho biết thêm. 

Một loạt dữ liệu kinh tế bao gồm thước đo lạm phát chính như hàng hóa lâu bền và chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan sẽ được công bố trong tuần này, cũng như bài phát biểu của ông Jerome Powell có thể làm cung cấp thêm tín hiệu về kế hoạch tăng lãi suất của Fed.

Hầu hết các nhà hoạch định chính sách dự đoán lãi suất sẽ tăng thêm ít nhất 2 lần 0,25 điểm phần trăm từ nay cho đến cuối năm, mặc dù các nhà giao dịch đặt cược vào chỉ một lần tăng lãi suất nữa vào tháng 7. 

Trên các sàn giao dịch của Mỹ, có 9,28 tỷ cổ phiếu được sang tay, thấp hơn so với mức trung bình 11,62 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên gần đây.

Ở thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng vào sáng 27/6 do lo ngại về tình hình bất ổn ở Nga và khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Dầu thô Brent tăng 6 cent lên 74,24 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ tăng 10 cent lên 69,47 USD/thùng. Vào đầu tuần, giá dầu Brent đã tăng 0,5% và WTI thêm 0,3%.

Các nhà giao dịch dự đoán, giá dầu sẽ ở thế phòng thủ trong thời gian tới, hoặc ít nhất  sẽ được kiềm chế để không tạo ra một đợt tăng giá toàn diện.

Giá dầu đã giảm khoảng 3,6% trong tuần trước do mối quan ngại rằng việc Fed tăng lãi suất hơn nữa có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ vào thời điểm mà sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư thất vọng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn...

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Nhà đầu tư nên tiếp tục chốt lời ngắn hạn khi đã đạt mục tiêu, chọn lọc những cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh mẽ để giải ngân. Duy trì tỷ trọng ở mức vừa phải và hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao, chủ động theo dõi diến biến thị trường để kịp cơ cấu lại danh mục...

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

Chỉ số S&P 500 đã có thời điểm vượt qua mốc 6.000 điểm và sau đó kết thúc tuần với mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm khi chiến thắng của ông Donald Trump và khả năng đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội đã mang đến kỳ vọng về những chính sách kinh doanh thuận lợi…