Phố Wall chìm trong sắc đỏ sau phiên điều trần của chủ tịch Fed Jerome Powell

Các chỉ số chính của Phố Wall đã kết thúc ngày 21/6 trong sắc đỏ khi ông Jerome Powell nhấn mạnh vào khả năng sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất hơn trong năm nay…

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 102,35 điểm (-0,3%) xuống 33.951,52; chỉ số S&P 500 mất 23,02 điểm (-0,52%) xuống 4.365,69 và Nasdaq Composite giảm 165,10 (1,21%) xuống 13.502,20 điểm.

Như vậy, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều ghi nhận mức giảm hàng ngày thứ ba liên tiếp. Trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500, cổ phiếu năng lượng dẫn đầu số mã tăng điểm, phục hồi sau đợt lao dốc hàng ngày lớn nhất trong hơn một tháng. Các dịch vụ công nghệ và truyền thông bị giảm tỷ lệ phần trăm lớn nhất.

Chỉ số bán dẫn Philadelphia SE Semiconductor giảm 2,7%, đây là mức giảm hàng ngày lớn nhất trong tháng này.

Khi tâm lý đối với chứng khoán dao động, các “ông lớn” công nghệ đã cảm thấy gánh nặng của áp lực với Google và Microsoft đều ghi nhận đà đi xuống, trong đó Alphabet giảm 2,07% và Microsoft mất 1,33%. 

Trong đơn khiếu nại gửi lên Ủy ban Thương mại Liên bang, hay FTC, Google đã cáo buộc Microsoft có hành vi phản cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây khi sử dụng các điều khoản cấp phép không công bằng để khóa khách hàng vào hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây Azure của mình.

Amazon.com cũng vướng vào rắc rối pháp lý sau khi FTC kiện “gã khổng lồ” thương mại điện tử này vì lừa dối khách hàng đăng ký dịch vụ Prime mà không có sự đồng ý của họ. Cổ phiếu Amazon trong phiên giảm 0,76%. 

Tesla Inc là lực cản lớn nhất đối với S&P 500 và Nasdaq, ghi nhận mức giảm hơn 5% sau khi Barclays hạ cấp cổ phiếu của công ty từ mức Mua xuống Nên Giữ do lo ngại rằng nhà sản xuất xe điện có thể chuẩn bị giảm giá hơn nữa, làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và thu nhập của công ty.

Trong khi đó, năng lượng đã thoát khỏi tình trạng bất ổn gần đây và là một trong những ngành hoạt động tốt nhất trong ngày khi giá dầu tăng trở lại. Baker Hughes Co, APA Corporation và Copper Futures là một trong những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong lĩnh vực này.

Cổ phiếu của các công ty tiền điện tử, bao gồm Coinbase, Riot Platforms, Marathon Digital và Bit Digital đều nhận thêm từ 1,8% đến 4,2% khi Bitcoin phá vỡ mức 30.000 USD.

Phố Wall

Về khía cạnh kinh tế, trong phiên điều trần trước Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, ông một lần nữa nhắc lại khả năng Fed sẽ thực hiện thêm 2 đợt tăng lãi suất khác trong năm nay nếu lạm phát tiếp tục có xu hướng duy trì trên mục tiêu 2%.

Các bình luận “diều hâu” này của ông Powell là trái ngược với các thành viên khác của Fed, bao gồm Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee và Chủ tịch Fed Atlantic Raphael Bostic. Cả hai đều đưa ra quan điểm thận trọng hơn về dự định nhanh chóng quay trở lại tăng lãi suất trong tháng tới. 

Theo đó, ông Bostic cảnh báo rằng việc thúc đẩy tăng lãi suất bổ sung có thể làm cạn kiệt nhiều động lực của nền kinh tế một cách không cần thiết. Trong khi ông Goolsbee cho biết bản thân ông vẫn chưa quyết định liệu có nên tiếp tục tăng giá vào tháng 7 hay không. 

Chủ tịch Jerome Powell sẽ có phiên điều trần trước Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện vào 22/6.

Trên thị trường quốc tế, giá dầu Brent tăng 1,22 USD, tương đương 1,6%, lên 77,12 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,34 USD, tương đương 1,9%, lên 72,53 USD/thùng. Cả hai hợp đồng đều có thời điểm đạt mức cao nhất trong hai tuần.

Hỗ trợ cho giá dầu, đồng USD giảm so với rổ tiền tệ toàn cầu sau khi chủ tịch Fed gợi ý rằng ngân hàng trung ương sắp đạt được mục tiêu chính sách. Đồng bạc xanh rẻ hơn làm cho dầu được định giá bằng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó thúc đẩy thêm nhu cầu.

Tuy nhiên, mức tăng của giá dầu đã bị hạn chế sau khi có dữ liệu cho thấy lạm phát của Anh không đạt được kỳ vọng về sự chậm lại. Tỷ lệ lạm phát hiện ghi nhận mức 8,7% trong tháng Năm, một lần nữa thúc đẩy khả năng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vào 22/6. 

“Các quốc gia vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế lạm phát... và điều đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và đe dọa gây ra suy thoái trên toàn cầu”, ông Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA cho biết. 

Có thể bạn quan tâm