Cổ phiếu PET bị bán tháo, Tổng Giám đốc Petrosetco bị buộc bán giải chấp

Tổng Giám đốc Petrosetco bị bán giải chấp gần 67 triệu cổ phiếu PET trong bối cảnh thị giá PET liên tục lao dốc. Từ đầu tháng 4 đến nay, cổ phiếu PET đã giảm gần 80%.

Thị giá cổ phiếu PET “bốc hơi” gần 80%

Ông Vũ Tiến Dương, thành viên HĐQT kiêm Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) bị bán giải chấp 66.900 cổ phiếu PET để giảm sở hữu từ 0,55% về còn 0,48% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 17/11.

Bối cảnh Tổng giám đốc Petrosetco bị bán giải chấp khi cổ phiếu PET liên tục lao dốc và bị bán tháo. Cụ thể, từ ngày 1/4 đến 15/11, cổ phiếu PET giảm 79,5% từ 67.300 đồng về 13.800 đồng/cổ phiếu và sau đó hồi phục trong 3 phiên gần đây.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 4.556,81 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 73,62 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 5,1% về còn 4,9%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 13,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 26,97 tỷ đồng lên 225,43 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 56,1%, tương ứng tăng thêm 11,39 tỷ đồng lên 31,69 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 116,8%, tương ứng tăng thêm 22,08 tỷ đồng lên 40,99 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 0,7%, tương ứng tăng thêm 0,85 tỷ đồng lên 124,43 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 12.830,22 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 177,09 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, Petrosetco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 336 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 52,7% kế hoạch lợi nhuận năm.

cổ phiếu PET
Tổng giám đốc Petrosetco bị bán giải chấp khi cổ phiếu PET liên tục lao dốc và bị bán tháo.

Dòng tiền âm kỷ lục kể từ khi niêm yết

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, Petrosetco ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm lên tới 820,2 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 55,8 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.216,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 862,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, Công ty phải tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ hoạt động đầu tư mở rộng.

Được biết, kể từ khi niêm yết năm 2017 tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục vượt 820,2 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2013, khi đó ghi nhận âm 698,09 tỷ đồng.

Thêm nữa, Công ty cũng mới trải qua hai năm liên tiếp dòng tiền âm, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, năm 2020 ghi nhận âm 40,52 tỷ đồng và năm 2021 ghi nhận âm 150,07 tỷ đồng.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Petrosetco tăng 11,6% so với đầu năm lên 9.474,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.114,9 tỷ đồng, chiếm 32,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.407,9 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.288,2 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Trong kỳ, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 4,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 121,9 tỷ đồng lên 3.114,9 tỷ đồng; tồn kho tăng 58,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 841,1 tỷ đồng lên 2.288,2 tỷ đồng…

Điểm đáng lưu ý, tính tới 30/9/2022, Petrosetco đang mang 347,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, chiếm 3,7% tổng tài sản. Trong đó, Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là 166,3 tỷ đồng so với đầu năm chỉ trích lập 3,4 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đang tạm lỗ 47,9% tổng danh mục đầu tư chứng khoán.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/11, cổ phiếu PET tăng 900 đồng lên 15.600 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...