Công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II

Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, dịch vụ của tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm lớn về văn hóa, du lịch, kinh tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc…

Công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái.
Công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1039/QĐ-TTg ngày 12/9/2023 công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái.

Cụ thể, công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái (phạm vi gồm toàn bộ thành phố Yên Bái hiện hữu, trong đó, khu vực nội thành dự kiến gồm có 9 phường hiện hữu và 3 xã: Giới Phiên, Tân Thịnh và Văn Phú).

Thành phố Yên Bái nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, vị trí thuận lợi để kết nối các hoạt động kinh tế với các đô thị nằm trên hành lang Thủ đô Hà Nội, các đô thị cửa khẩu và cảng biển, có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, logistics, thương mại dịch vụ đô thị; có cảnh quan thiên nhiên đặc trưng, đa dạng về địa hình, thuận lợi để hình thành một đô thị có bản sắc, tài nguyên du lịch sinh thái và văn hóa phong phú.

Những năm qua, thành phố Yên Bái đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Nhờ đó, kinh tế thành phố phát triển với tốc độ nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh Yên Bái đứng thứ 6/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, trong đó, thành phố Yên Bái đóng góp hơn 30%. Mức tăng trưởng kinh tế 3 năm gần nhất của thành phố Yên Bái đạt 10,36%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt 88,41%; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần xuống còn 0,67%; tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 98%...

Hiện nay, cả nước có 35 đô thị loại II, đều là các thành phố thuộc tỉnh, bao gồm: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Dĩ An, Yên Bái.

Xem thêm

3 con đường giúp du lịch tỉnh Yên Bái bừng sáng

3 con đường giúp du lịch tỉnh Yên Bái bừng sáng

Tại Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Yên Bái, Tổng cục trưởng Tổng cụ Du lịch, Nguyễn Trùng Khánh đã chỉ ra 3 giải pháp nhằm đưa Yên Bái phát triển du lịch đi vào chiều sâu, có hiệu quả…

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…