Công ty chứng khoán "đau đầu" vì bị mạo danh

Rất nhiều cảnh báo về việc mạo danh công ty chứng khoán lừa đảo lấy thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản khách hàng đã được đưa ra. Nhưng có vẻ như vẫn chưa có phương án để hạn chế.

Lợi dụng tâm lý ham lời, sự thiếu kiến thức của một bộ phận người dân, các đối tượng mạo danh công ty chứng khoán đã thực hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo từ đơn giản cho đến tinh vi.

Đủ các hình thức giả mạo

Như Thương gia đã đưa, công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) vừa ra thông báo gửi tới khách hàng và nhà đầu tư về việc công ty chứng khoán này bị giả mạo. 

Theo VFS các đối tượng giả mạo, sử dụng danh nghĩa của công ty gọi và chào mời khách hàng tham gia mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ chứng khoán như mở tài khoản tại các app đầu tư ảo, giao dịch chứng khoán ảo... Trường hợp khách hàng không đồng ý tham gia các đối tượng này có những lời lẽ thiếu văn minh.

Các đối tượng giả mạo còn sử dụng tên, chức danh của Ban lãnh đạo, giả mạo chữ ký, con dấu và logo của VFS phát thông báo, văn bản, hợp đồng tới khách hàng để thực hiện các khoản đầu tư không hợp pháp hoặc chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cũng bị mạo danh chiếm đoạt tài sản khiến nhiều người sập bẫy. Cụ thể, các đối tượng đã tổ chức đào tạo, livestream về chứng khoán, mở các website “Giao lưu trực tuyến chứng khoán CSI”, lừa khách hàng chuyển tiền đầu tư rồi biến mất.

mạo danh công ty chứng khoán
Công ty Chứng khoán SSI cảnh báo bị các đối tượng mạo danh để lừa đảo. Ảnh SSI ảnh

Xa hơn, hồi tháng 5 Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI lên tiếng cảnh báo giả mạo thành viên SSI để lừa đảo tải app kiếm tiền. Cụ thể, các đối tượng tự xưng là nhân viên, kế toán, trưởng bộ phận tuyển dụng để yêu cầu tải app SHS, DingTalk. Đồng thời yêu cầu người tham gia trả một khoản phí để bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ, sau đó lấy tiền và chặn liên lạc.

Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo còn mở các trang web giả mạo, để nhà đầu tư nhìn thấy lợi nhuận gia tăng. Tuy nhiên, sau một thời gian nhà đầu tư không thể rút được tiền vốn và lãi về. Đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng đóng thêm tiền thuế thu nhập cá nhân 10% hoặc phí sàn, tiền duy trì hồ sơ, phí rút tiền, tiền nâng cấp hồ sơ lên VIP1, VIP2, chờ đợt giải ngân.... Sau khi nhận được tiền, các đối tượng chặn liên lạc của người đầu tư để chiếm đoạt tài sản.

Tính đến thời điểm hiện tại, các công ty chứng khoán đã lên tiếng cảnh báo có thể kể đến như VNDIRECT, Chứng khoán Yuanta… Thậm chí các đối tượng lừa đảo còn liều lĩnh khi giả mạo cả Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) để kêu gọi huy động tiền và đầu tư chứng khoán trực tiếp với Sở.

Dù có nghi ngờ về nguồn gốc nhưng với những chiêu trò dụ dỗ hấp dẫn như giao dịch cổ phiếu T+0, được mua bán trong ngày; lợi nhuận “khủng”, đòn bẩy cao lên tới 10 lần; được đẩy lệnh trực tiếp vào sàn giao dịch… khiến các nhà đầu tư vẫn muốn mạo hiểm. Điều nguy hiểm hơn là khi thấy lợi nhuận tăng lên trong những lần giao dịch đầu, nhiều người đã không giữ được sự tỉnh táo và thận trọng mà càng bỏ thêm tiền đầu tư.

Sở dĩ, việc đầu tư chứng khoán đang phát triển mạnh, trong khi nhiều người thiếu kiến thức, hiểu biết nên đây thực sự trở thành “mảnh đất” màu mỡ cho các tội phạm lừa đảo. 

Nhà đầu tư phải tự bảo vệ mình

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Trung tâm trọng tài Thương mại Quốc tế MIAC cho biết: “Đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng sẽ lý giải là sự tự nguyện đầu tư, tự nguyện nộp tiền vào công ty, tất cả đều không phù hợp. Bởi vì chứng khoán buộc phải thông qua một công ty được đăng ký giao dịch.”

Đa phần các đối tượng mạo danh công ty chứng khoán sử dụng công nghệ cao để thu thập thông tin cá nhân, số điện thoại của những người chưa chơi chứng khoán hoặc đang có ý định chơi chứng khoán. Luật sư Truyền cho rằng: “Các cơ quan chức năng, các chủ thể mang tính chuyên nghiệp như công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán cần phải có trách nhiệm hơn trong vấn đề này.”

Theo quy định tại điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tùy theo giá trị tài sản chiếm đoạt mà có các khung hình phạt khác nhau. Trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ông truyền khuyến nghị một số giải pháp cho các công ty chứng khoán để hạn chế rủi ro trước thực trạng trên. Công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán thường xuyên cung cấp thông tin về các app giả mạo, app thật, để người dùng có sự phân biệt và so sánh; Có biện pháp để những người chưa tiếp xúc với chứng khoán dễ nhận biết và có thể chọn lọc; mỗi công ty chứng khoán cần có một bộ phận thường xuyên kiểm tra, nhận định thông tin…

Tất cả các công ty chứng khoán có thể đưa thông tin giả mạo, các website giả mạo lên trang tingia.gov.vn của Bộ thông tin và truyền thông đang quản lý. Ở đó  có những biện pháp kĩ thuật để ngăn chặn, ngưng sử dụng các app các website mạo danh.

Câu chuyện làm sao để giảm thiểu rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, bảo mật an toàn thông tin đó là sự kết hợp từ cả hai phía. Khách hàng, các nhà đầu tư cũng cần đề cao cảnh giác và chủ động hơn trong cuộc chiến này.

Luật sư Phạm Thanh Dạ Quỳnh, Trưởng văn phòng luật sư Vạn Bảo cho biết: “Khách hàng và nhà đầu tư nên đặc biệt lưu ý các công ty chứng  khoán, sở giao dịch chứng khoán họ không bao giờ yêu cầu khách hàng của mình cung cấp thông tin bảo mật như mã OTP, hoặc thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào”.

Luật sư cũng lưu ý thêm, bên cạnh trách nhiệm của công ty chứng khoán, nhà đầu tư cũng phải tự bảo vệ mình. Cụ thể, nhà đầu tư không được truy cập vào link lạ hoặc các tin nhắn, email mạo danh công ty tổ chức tài chính, lưu ý chỉ nhận thông tin qua các kênh chính thống, như chăm sóc khách hàng, hoặc các website chính thức.

Người dùng cũng nên đặt những mật khẩu có tính bảo mật cao. Cuối cùng, thường xuyên theo dõi cập nhật cảnh báo an toàn  trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong trường hợp phát hiện các thông tin có dấu hiệu lừa đảo cần liên hệ ngay tới tổng đài chăm sóc khách hàng của đơn vị tổ chức tài chính đó hoặc cơ quan công an.

Xem thêm

Cảnh báo hiện tượng mạo danh CIC để lừa đảo

Cảnh báo hiện tượng mạo danh CIC để lừa đảo

Thời gần đây, theo phản ánh của một số khách hàng tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) chi nhánh TP. HCM, thị trường đang xuất hiện một công ty mạo danh CIC với quy mô lớn, thực hiện hành vi lừa tiền của khách hàng có nhu cầu vay vốn một cách tinh vi.

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...