Công ty của tỷ phú giàu nhất Thái Lan Dhanin Chearavanont sắp IPO tại Việt Nam

Tỷ phú Dhanin Chearavanont - người giàu nhất Thái Lan đang đẩy nhanh kế hoạch IPO đơn vị lớn nhất của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) tại Việt Nam...

Tỷ phú Dhanin Chearavanont - người giàu nhất Thái Lan
Tỷ phú Dhanin Chearavanont - người giàu nhất Thái Lan

Theo Bloomberg, Charoen Pokphand Foods (CP Foods), nhà sản xuất thịt lớn nhất Thái Lan, sẽ đẩy nhanh kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết chi nhánh ở Việt Nam nhằm huy động vốn cho hoạt động mở rộng.

Giám đốc điều hành Prasit Boondoungprasert cho biết các cơ quan chức năng tại Việt Nam đang bắt đầu xem xét đề xuất IPO của C.P. Vietnam Corporation sau nhiều năm không có tiến triển.

“Chúng tôi sẽ khởi động quá trình IPO ngay khi nhận được sự chấp thuận từ phía cơ quan quản lý”, ông Prasit chia sẻ trong cuộc trao đổi với báo giới hôm 12/3.

Việt Nam là thị trường nước ngoài đóng góp lớn nhất vào doanh thu của CP Foods trong năm ngoái, chiếm khoảng 21% với 122 tỷ baht (khoảng 3,6 tỷ USD). Trong khi đó, Trung Quốc chỉ đứng thứ hai với khoảng 6% tổng doanh thu.

"Việt Nam sẽ trở thành động lực tăng trưởng quan trọng nhất của chúng tôi trong nhiều năm tới nhờ nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và dân số đông. Việc niêm yết tại Việt Nam không chỉ giúp chúng tôi có thêm nguồn lực tài chính mà còn nâng cao vị thế thương hiệu tại thị trường này”, ông Prasit nhận định.

CP Foods đã gia tăng đầu tư vào các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại và chế biến thực phẩm trên toàn cầu trong bối cảnh Thái Lan đang đối mặt với tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại và già hóa dân số. Hiện công ty hoạt động tại 18 thị trường, từ Mỹ, Brazil, Nga cho đến Trung Quốc.

Năm 2024, CP Foods ghi nhận lợi nhuận 19,6 tỷ baht (580 triệu USD), đảo chiều so với khoản lỗ ròng 5,21 tỷ baht (160 triệu USD) của năm trước đó. Kết quả này có được nhờ sự phục hồi của mảng kinh doanh thịt heo tại Việt Nam và Trung Quốc. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của công ty kể từ năm 2020.

Công ty đặt mục tiêu tăng tổng doanh thu từ 5% đến 8% trong năm 2025, đồng thời kỳ vọng lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng nhờ sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, đặc biệt là tại Việt Nam và Trung Quốc.

Tập đoàn có trụ sở tại Bangkok này hiện thuộc quyền kiểm soát của gia tộc Chearavanont - gia tộc giàu nhất Thái Lan và giàu thứ 2 châu Á với khối tài sản ước tính 42,6 tỷ USD. Tỷ phú Dhanin Chearavanont hiện dẫn dắt gia tộc này, kiểm soát các lĩnh vực kinh doanh trải dài từ chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, bất động sản, ôtô cho đến viễn thông.

Theo tìm hiểu, ông Dhanin sinh năm 1938 tại Thái Lan nhưng có gốc gác Trung Quốc, quê ở tỉnh Quảng Đông. Cha ông là Ek Chor, cùng một người anh em trong gia đình là Siew Whooy đã di cư tới Thái Lan và sáng lập CP Foods vào năm 1921. Khi đó, CP Foods hùng mạnh ngày nay chỉ là một cửa hàng bán hạt giống.

Những năm sau đó, CP Foods phát triển mạnh mẽ và lấn sân sang ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Khi tham gia kinh doanh, ông Dhanin cùng các anh chị tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực chăn nuôi, tiếp thị và phân phối.

Từ những năm 1970, CP Foods gần như độc quyền ngành gia cầm và trứng tại Thái Lan, đồng thời mở rộng mạng lưới sang Indonesia, Nhật Bản và Singapore. Đến đầu những năm 2000, tập đoàn đa dạng hóa danh mục đầu tư sang viễn thông và bán lẻ thông qua thương hiệu 7-Eleven.

Năm 2012, Dhanin Chearavanont từng khiến thị trường bảo hiểm châu Á chấn động khi chi 9,4 tỷ USD mua toàn bộ 15,6% cổ phần của HSBC tại tập đoàn bảo hiểm lớn thứ hai Trung Quốc - Ping An.

Sau nhiều năm trầm lắng, thị trường IPO Việt Nam đang nóng trở lại. Ngoài ông lớn từ Thái Lan, thị trường sắp đón nhận nhiều cái tên tiềm năng như Công ty Cổ phần Vinpearl, Công ty Cổ phần Ống thép Hoa Sen, Công ty Cổ phần Nhựa Hoa Sen, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Gia Lai. Bên cạnh đó, các thương hiệu quen thuộc như Bách Hóa Xanh, Long Châu, Thaco Auto, Golden Gate, Highlands Coffee hay TCBS cũng không giấu tham vọng tham gia sân chơi IPO trong tương lai gần.

Xem thêm

Gang thép Thái Nguyên: Từ đại dự án đình đám đến nguy cơ “chìm tàu”

Gang thép Thái Nguyên: Từ đại dự án đình đám đến nguy cơ “chìm tàu”

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) tiếp tục ghi nhận lỗ trong báo cáo tài chính năm 2024, với nợ lớn và dự án mở rộng chưa thể hoàn thành, gây lo ngại về khả năng duy trì hoạt động. Mặc dù doanh thu tăng, nhưng tình hình tài chính vẫn đầy bất ổn, cổ phiếu TIS cũng chịu sự giảm giá mạnh...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...