CPI quý 2/2024 tăng 4,39%

Tổng cục Thống kê cho biết, CPI bình quân quý 2/2024 tăng 4,39% so với quý 2/2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước...

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng trước
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng trước

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI tháng 6 tăng 1,40% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,34%.

Tình chung CPI bình quân quý 2/2024 tăng 4,39% so với quý 2/2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,75%.

Trong mức tăng 0,17% của CPI tháng 6/2024 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm hàng hóa và dịch vụ; nhóm bưu chính, viễn thông. Còn 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm giáo dục, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép; nhóm giao thông

Lạm phát cơ bản tháng 6/2024 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,08%).

Chủ yếu do giá lương thực, điện, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Còn tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2024 ước tính tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Do tháng 6 là cao điểm của mùa du lịch hè nên hoạt động thương mại diễn ra sôi động.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,2% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 37,1%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 6 ước đạt 522,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước do doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm và dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng .

Trong quý 2/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.558,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với quý trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6tháng đầu năm 2024 ước đạt 2.398,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 4,9%). Trong khi đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 356,4 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước do các địa phương ngay từ đầu năm đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, thu hút khách trong nước và quốc tế. Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 314,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…