CSI 2021 gia hạn nhận hồ sơ đến ngày 31/08

Cùng với đó là hàng loạt hoạt động thúc đẩy đối thoại, nâng cao nhận thức cho các cơ quan truyền thông, cộng đồng doanh nghiệp sẽ được tổ chức trong những tháng tới đây của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI).
CSI 2021 gia hạn nhận hồ sơ đến ngày 31/08

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Quang Vinh, MBA, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch điều hành VBCSD. Điều này cho thấy, VBCSD-VCCI đang rất nỗ lực để lan truyền rộng rãi hơn Chương trình Đánh giá, Công bố doanh nghiệp bền vững Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp. 

Chương trình Đánh giá, Công bố doanh nghiệp bền vững Việt Nam (CSI) đã sắp kết thúc giai đoạn nhận hồ sơ. Ông vui lòng cho biết mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong CSI 2021?

Một tín hiệu rất đáng mừng cho mùa CSI năm nay là bất chấp việc các doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động vận hành thì vẫn có số lượng đông đảo doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình. Bên cạnh những cái tên quen thuộc của các năm trước, CSI 2021 cũng nhận được rất nhiều hồ sơ của các doanh nghiệp mới, cho thấy mức độ quan tâm đến quản trị bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. 

Đến thời điểm này chúng tôi đã tiếp nhận hơn 300 hồ sơ nộp trực tiếp và trực tuyến. Hạn cuối nhận hồ sơ được Ban tổ chức đặt ra lúc đầu là ngày 15/08/2021. Tuy nhiên, căn cứ trên phản ánh từ các doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ trong bối cảnh giãn cách xã hội, đặc biệt là khu vực miền Nam tập trung nhiều doanh nghiệp, chúng tôi đã quyết định gia hạn thời gian đến ngày 31/08. Điều chỉnh này nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tham dự Chương trình. Trong thời gian còn lại, Ban tổ chức sẽ tiếp tục hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp khi khai hồ sơ. 

Sau khi hết hạn nhận hồ sơ, BTC sẽ tiến hành những công việc gì tiếp theo?

Tương tự như các năm trước, sau khi hết hạn nhận hồ sơ, Ban tổ chức sẽ tiến hành chấm sơ khảo, lọc ra những hồ sơ đáp ứng đủ các yêu cầu của Chương trình để Hội đồng xét duyệt chấm chung khảo. Hội đồng xét duyệt bao gồm các chuyên gia đầu ngành từ các cơ quan chức năng và đối tác chuyên môn của Chương trình ở cả 3 lĩnh vực: kinh tế, môi trường và lao động, như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động, Tổng cục Môi trường, Viện Năng suất Việt Nam, Deloitte Việt Nam, CERED.

Năm nay với điểm mới là 2 giải thưởng phụ về Quyền trẻ em trong kinh doanh và Bình đẳng giới tại nơi làm việc, chúng tôi cũng mời thêm các chuyên gia từ UNICEF Việt Nam và Mạng lưới Doanh nghiệp Việt Nam Hỗ trợ Phát triển Quyền năng phụ nữ (VBCWE) để đánh giá hồ sơ đáp ứng đủ tiêu chí của giải phụ. 

Quá trình chấm hồ sơ và lấy ý kiến về việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp từ các cơ quan chức năng, cũng như Họp Ban chỉ đạo Chương trình sẽ được hoàn thiện trước trung tuần tháng 11. Dự kiến, Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm 2021 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10/12. 

VBCSD có những kế hoạch gì trong những tháng cuối năm 2021 để tiếp tục lan tỏa tinh thần phát triển bền vững doanh nghiệp sôi nổi, bền bỉ hơn?

Năm 2021 là một năm hết sức khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp do những thách thức lớn từ đại dịch Covid-19. Lúc này đây, có lẽ cái khó nhất mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện từng phút, từng giờ là câu hỏi “tồn tại hay không tồn tại?” và vì thế ưu tiên cho phát triển bền vững trong doanh nghiệp cũng phần nào bị giảm bớt. Tuy nhiên, VBCSD-VCCI vẫn luôn nỗ lực hết sức để thông qua các hoạt động của mình có thể thúc đẩy, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp duy trì các cam kết mạnh mẽ trong thực hiện kinh doanh bền vững, kinh doanh có trách nhiệm. Kinh doanh bền vững sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua được đại dịch mà còn bứt phá mạnh mẽ hơn các đối thủ cạnh tranh trong thời kỳ hậu đại dịch sau này.

VBCSD-VCCI đã cập nhật Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) 2021 phù hợp các quy mô doanh nghiệp khác nhau để tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế nhất cũng có thể áp dụng CSI và thực hiện quản trị doanh nghiệp bền vững. Chúng tôi cũng đã tổ chức các khóa tập huấn trực tuyến về chủ đề này trong tháng 7 vừa qua, với sự tham gia đông đảo của nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.

Sắp tới đây là chuỗi các sự kiện hội thảo quan trọng khác. Chương trình Đối thoại cùng báo chí thường niên sẽ trở lại vào ngày 31/8 với chủ đề chuyển đổi số để bứt phá. Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam lần thứ 8 (VCSF 2021) bao gồm các hội thảo chuyên đề sẽ được tổ chức trong tháng 9 và tháng 10, với kết quả và các khuyến nghị làm đầu vào cho Phiên toàn thể của Diễn đàn sẽ được tổ chức vào tháng 12. Chủ đề được chọn cho VCSF năm nay là “Hướng tới thập niên phát triển bền vững tốt đẹp hơn: Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Ngày 10/12 tới đây được kì vọng sẽ trở thành Ngày hội Phát triển bền vững doanh nghiệp với 2 sự kiện quan trọng: Phiên toàn thể VCSF 2021 và Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững 2021. 

Trong tháng 10, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với Samsung Việt Nam và các đối tác khác để đồng tổ chức “Diễn đàn Đa phương (MSF 2021): Hợp Tác Xây Dựng Lực Lượng Lao Động Sẵn Sàng Cho Nền Kinh Tế Số Bao Trùm Tại Việt Nam”. 

Đây là một số hoạt động nổi bật trong thời gian sắp tới. Tất cả sẽ cùng cộng hưởng để tiếp thêm động lực mới, giúp “con thuyền phát triển bền vững doanh nghiệp” mạnh mẽ vượt qua những làn sóng của đại dịch. 

Xin cảm ơn ông.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…