Kỳ hạn phát hành trải dài từ 2 năm đến 15 năm với kỳ hạn phát hành bình quân là 5,8 năm. Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có giá trị phát hành lớn nhất, đạt 7.425 tỷ đồng, chiếm 68,1% tổng giá trị phát hành.
Về cơ cấu thị trường trái phiếu phát hành theo loại hình doanh nghiệp, tổng giá trị phát hành của các Tổ chức tín dụng vẫn đứng đầu, đạt 8.490 tỷ đồng, chiếm 77.85% tổng giá trị phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, con số này đã giảm so với tháng trước đó 42%.
Nhóm các công ty bất động sản phát hành trái phiếu nhiều thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt mức 1.929,5 tỷ đồng, chiếm 17,69%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, thị trường trái phiếu Việt Nam có 1.089 đợt phát hành của 175 doanh nghiệp với giá trị phát hành đạt 290.308 tỷ đồng với kỳ hạn phát hành bình quân là 4,0 năm. Các Tổ chức tín dụng là nhóm phát hành nhiều nhất với 78.486 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2020.
Được biết, lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh như trên chủ yếu liên quan đến luật chơi mới của thị trường được áp dụng từ ngày 1/9/2020.
Cụ thể, Nghị định số 81/2020/NĐ-CP đã nâng cao tiêu chuẩn, giới hạn về phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm hạn chế hoạt động phát hành quá mức để phân phối cho nhà đầu tư cá nhân; đồng thời tăng trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, đại lý giam gia vào đợt phát hành. Đây là bước điều chỉnh được cho là cần thiết để đảm bảo thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp, lành mạnh, trong đó, hướng đến mục tiêu tách bạch rõ hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng với hoạt động chào bán riêng lẻ.
Với quy định này, từ 1/9/2020, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải đáp ứng, bao gồm dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính gần nhất được cấp thẩm quyền phê duyệt; Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; Và đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước 6 tháng. Doanh nghiệp phải ký hợp đồng tư vấn phát hành với tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành...