Trái phiếu doanh nghiệp có thể vẫn tăng mạnh

Mức chênh lệch lãi suất tiếp tục giãn rộng cùng với kho TPDN lớn do sự tăng trưởng mạnh mẽ quy mô phát hành từ đầu 2019 đến nay cùng với sự tham gia ngày càng tích cực của các ngân hàng, CTy Chứng khoán sẽ khiến thị trường TPDN thứ cấp vẫn sôi động.
Trái phiếu doanh nghiệp có thể vẫn tăng mạnh

Theo thống kê của CTCK SSI, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong quý II/2020 là 122.300 tỷ đồng, tăng gần 70% so với cùng kỳ; lũy kế 6 tháng đầu năm là 171.500 tỷ đồng, tăng 61,3% so với 6 tháng năm 2019 và bỏ xa mức tăng trưởng 37% của cả năm 2019.

Trong đó, chỉ có 10.000 tỷ đồng (chiếm 5,8% tổng lượng phát hành) của Tập đoàn Masan là phát hành ra công chúng, 94,2% là phát hành riêng lẻ của 133 doanh nghiệp và được chia thành 826 đợt. Quy mô thị trường TPDN tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 12,9% GDP.

Sở dĩ có mức tăng đột biến này là do ngày 9/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký ban hành nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020 với những điểm mới cơ bản.

Theo đó, Nghị định 81 đưa ra các yêu cầu cao hơn đối với tổ chức phát hành và các đơn vị trung gian khi thực hiện phát hành riêng lẻ nhưng không có quy định mới đối với phía nhà đầu tư. Kể từ 1/1/2021, khi Luật chứng khoán 2019 có hiệu lực, các đợt phát hành riêng lẻ sẽ chỉ được phân phối đến nhà đầu tư chuyên nghiệp. Khi đó, Bộ Tài chính sẽ xem xét dỡ bỏ bớt các quy định tại Nghị định 81.

Sau thời điểm 1/9/2020, các đợt phát hành riêng lẻ sẽ giảm mạnh, các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành phần lớn sẽ phải chuyển qua phát hành ra công chúng. Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung vào dài hạn, kênh tín dụng của các NHTM sẽ trở lại thành kênh tài trợ vốn chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.

Tuy nhiên, theo nhận định của SSI, sự chênh lệch giữa lãi suất TPDN và lãi suất tiền gửi tiếp tục giãn rộng cùng với kho TPDN lớn do sự tăng trưởng mạnh mẽ quy mô phát hành từ đầu 2019 đến nay và sự tham gia ngày càng tích cực của các ngân hàng và CTCK sẽ khiến thị trường TPDN thứ cấp sẽ vẫn sôi động trong nửa cuối năm 2020.

Trong quý II/2020, các nhà đầu tư cá nhân mua 13.300 tỷ đồng TPDN trên sơ cấp, tăng 38% so với quý I/2020; lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, nhóm này mua 23.000 tỷ đồng, tương đương 13,4% tổng lượng phát hành toàn thị trường và bằng 79% lượng mua cả nhà đầu tư cá nhân cả năm 2019.

Các ngân hàng mua vào tổng cộng 38.400 tỷ đồng TPDN của các tổ chức phi tín dụng trên thị trường sơ cấp trong 6 tháng đầu năm 2020, tương đương 31% tổng lượng phát hành (loại trừ ngân hàng) của toàn thị trường. Các NHTM tập trung mua các trái phiếu bất động sản và trái phiếu các doanh nghiệp năng lượng.

Số lượng TPDN các NHTM mua thực tế có thể lớn hơn đáng kể do nhiều lô phát hành chỉ ghi chung chung là tổ chức trong nước mua. Theo báo tài chính của các NHTM, đến hết quý I/2020, lượng trái phiếu của tổ chức kinh tế do 18 NHTM niêm yết nắm giữ đã là 165.200 tỷ đồng – tăng 37.200 tỷ đồng so với cuối năm 2019, trong đó nhiều nhất là Techcombank và VPBank

Trong khi đó, có 84% lượng phát hành TPDN trong 6 tháng đầu năm 2020 là thông qua đơn vị tư vấn các công ty chứng khoán.CTCK Techcombank (TCBS) vẫn chiếm thị phần lớn nhất (23,8%) nhưng có giảm so với mức 24,4% của năm 2019. SSI và MBS đã thay thế VPB và VND trong nhóm 3 CTCK có thị phần tư vấn phát hành TPDN lớn nhất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Trong tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…