Đã lắp xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

Công tác xây dựng, lắp đặt tại 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đã được hoàn thành…

8 nhà ga trên cao thuộc dự án có chiều cao khoảng 22,5m và chiều rộng khoảng 24m
8 nhà ga trên cao thuộc dự án có chiều cao khoảng 22,5m và chiều rộng khoảng 24m

Thông tin từ Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, đến ngày 28/8 đã triển khai thành công công tác xây dựng, lắp đặt tại 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Hành khách có thể tiếp cận nhà ga trên cao bởi 4 lối lên xuống từ 4 hướng trên vỉa hè ở hai bên đường. Hệ thống thang bộ, thang cuốn và thang máy tiện lợi cho cả người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em.

Được biết, 8 nhà ga trên cao thuộc dự án có chiều cao khoảng 22,5m, chiều rộng khoảng 24m, nằm cách mặt đường 8m. Mỗi nhà ga được thiết kế với 3 tầng. Trong đó, tầng ke ga - nơi khách đợi, lên tàu, đi kèm với hệ thống chỉ dẫn các thông tin cho hành khách, hệ thống kiểm soát an toàn phục vụ vận hành.

Bên cạnh đó, hệ thống thu vé được lắp đặt hoàn thiện tại tầng trung chuyển của 8 ga trên cao. Hệ thống được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, các thiết bị có xuất xứ chủ yếu từ Pháp.

Một số thiết bị của hệ thống là: Máy bán vé tự động (TVM), hệ thống cửa, máy bán vé đặt tại phòng vé (TOM), máy khởi tạo thẻ (CIM), thiết bị soát vé cầm tay (PCD)… Với hệ thống thu vé tự động AFC, khi đến ga bất kỳ của tuyến, hành khách có thể chọn mua nhiều loại thẻ, vé.

Còn tên gọi chính thức của 8 nhà ga được đặt theo vị trí địa lý mà tuyến đi qua, bao gồm: Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy. Không chỉ đáp ứng yêu cầu về công năng, kỹ thuật, mỗi nhà ga trên cao còn được thiết kế hình ảnh riêng để quảng bá, tôn vinh văn hóa của Thủ đô.

Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 99,54%. Các công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị tại 8 ga trên cao của dự án đã hoàn tất. Đồng thời, việc tháo dỡ toàn bộ hàng rào tôn bảo vệ trong quá trình thi công tại các công trường cũng đã được thực hiện.

Theo ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng ban Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, hiện tại, dự án đã hoàn thành 3 gói thầu, gồm: Gói CP01 (tuyến đoạn trên cao), Gói CP02 (các ga trên cao), Gói CP04 (hạ tầng kỹ thuật Depot). Tiến độ các gói thầu còn lại của dự án đều trên 98%.

Vào cuối tháng 7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3785/QĐ – UBND về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, tiến độ thực hiện từ năm 2009 - 2027.

Tổng mức đầu tư dự án này sẽ được nâng lên thành 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư hơn 32.900 tỷ đồng theo Quyết định số 4007 ngày 28/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...