Đại tá Tào Đức Thắng giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel

Theo quyết định của Thủ tướng, Đại tá Tào Đức Thắng sẽ giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel thay ông Lê Đăng Dũng nghỉ hưu.
Đại tá Tào Đức Thắng giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel

Ngày 25/12, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 2200 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Đại tá Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của tập đoàn từ ngày 1/1/2022.

Đại tá Tào Đức Thắng sinh ngày 15/7/1973, quê Thanh Hóa, trình độ Thạc sĩ Điện tử Viễn thông. Ông giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel từ tháng 8/2015 đến nay.

Trước đó, ông Thắng đi lên từ chuyên viên Phòng Quản lý Kỹ thuật công ty Điện thoại Hà Nội, chuyên viên Phòng Quản lý Viễn thông, Bưu điện Hà Nội và đã trải qua nhiều vị trí tại Tập đoàn Viettel như:

Phó Giám đốc tổng công ty Viễn thông Viettel, Giám đốc tổng công ty mạng lưới Viettel, Tổng Giám đốc tổng công ty mạng lưới Viettel, Tổng Giám đốc tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, thành viên Hội đồng quản trị tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Tư vấn Thiết kế, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Công trình Viettel.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nghỉ hưu theo chế độ từ 1/1/2022.

Xem thêm

MB và Viettel tặng 100.000 suất quà tới người dân TP.HCM

MB và Viettel tặng 100.000 suất quà tới người dân TP.HCM

Tiếp nối chuỗi hoạt động chung tay đẩy lùi COVID-19, MB phối hợp cùng Viettel thực hiện chương trình “Tấm lòng mùa dịch – San sẻ yêu thương”, trao tặng 100.000 suất quà đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 22 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.