Đánh thuế bất động sản: Không thể thấy khó mà bỏ qua
Giá nhà tăng cao, nguồn cung nhà ở ngày càng khan hiếm, song vẫn còn nhiều sản phẩm bất động sản nằm trong tay các "nhà đầu cơ"...
Mỹ Linh
Giá nhà ở tăng cao trong thời gian qua
Nhiều năm trở lại đây, khái niệm nhà hoang, biệt thự hoang, khu đô thị hoang ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến. Ngay tại các thành phố lớn, nơi được cho là “đất chật, người đông” thì tình trạng này vẫn đầy nhan nhản. Trong khi đó, giá nhà lại ngày càng tăng cao, nhiều người dân chật vật, làm cả đời cũng chưa chắc mua nổi một mảnh đất, căn nhà.
TĂNG, TĂNG VÀ TĂNG
Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ ra, giá nhà ở đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân.
Cụ thể, chỉ số giá căn hộ chung cư trong quý 2/2024 tại Hà Nội, TP.HCM đã tăng lần lượt 58% và 27% so với quý 2/2019. Các dự án căn hộ thương mại bình dân đã hoàn toàn vắng bóng tại các đô thị. Loại hình căn hộ trung cấp ngày càng khan hiếm, thị trường dần bị “chiếm sóng” bởi phân khúc cao cấp, hạng sang khi hơn 80% nguồn cung căn hộ mở bán tại Hà Nội và TP.HCM mở bán trong năm 2024 có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên.
“Nhiều dự án chung cư mới ra mắt có mức giá hàng chục nghìn USD/m2. Mức giá bán sơ cấp căn hộ neo cao, kéo theo giá chung cư cũ “tăng vọt", nhiều căn hộ đã sử dụng hàng thập kỷ được giao dịch với mức giá cao gấp đôi, gấp ba so với lúc bàn giao”, VARS cho hay.
Ăn theo cơn sốt giá chung cư, giá bán nhà ở gắn liền với đất, bao gồm biệt thự, liền kề cũng “được đà” tăng cao, trong đó bao gồm cả một số dự án tại các quận, huyện xa trung tâm Hà Nội khi nguồn cung nội đô ngày càng khan hiếm.
Nguồn: VARS
Chuyên gia của Hội Môi giới thông tin, nếu như trước đây, đơn giá hàng trăm triệu/m2 đối với biệt thự được cho là cao, thì giờ đây có những căn biệt thự được rao bán với mức giá lên tới 1 tỷ đồng/m2 vẫn được coi là bình thường.
Bên cạnh đó, giá bán đất nền cũng liên tục tăng cao. Nhiều tỉnh, thành ghi nhận hiện tượng đất nền pháp lý sạch “sốt nóng” cục bộ do hoạt động đầu tư trở lại hay do một số nhóm nhà đầu tư tạo cung, cầu giả để đẩy giá. Một số tỉnh thành như Hải Dương, mức giá, đã vượt “đỉnh sốt" năm 2022.
Nhìn vào diễn biến thị trường, trong ngắn hạn, giá nhà ở sơ cấp sẽ khó giảm, nhất là phân khúc căn hộ - loại hình đáp ứng nhu cầu nhà ở chủ yếu tại các đô thị. Bởi trong bối cảnh cầu về nhà đất, nhất là nhu cầu đầu tư không ngừng tăng, chủ đầu tư sẽ ưu tiên phát triển phân khúc cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận khi quỹ đất ngày càng khan hiếm, chi phí xây dựng tăng cao cùng với hạ tầng, tiện ích được đầu tư ngày càng chất lượng.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản. Theo VARS, song song với việc thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội tại các đô thị, thúc đẩy phát triển hạ tầng kết nối, dịch chuyển nhu cầu về nhà ở từ vùng lõi trung tâm sang vùng lân cận. Và Nhà nước cần có cơ chế điều tiết nhằm giảm bớt yếu tố đầu cơ, giúp thị trường bất động sản cân bằng về mặt dài hạn.
ĐÁNH THUẾ ĐỂ KIỀM GIÁ NHÀ
Thị trường nhà ở ngày càng tăng giá, tạo nên nhiều điểm thuận lợi cho các nhà đầu cơ “ôm đất, ôm nhà”. Nhận định về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho rằng, các nhà đầu tư cá nhân, hệ thống pháp luật vẫn chưa có cơ chế chính sách xác định và kiểm soát, ngăn chặn hoạt động đầu cơ, găm đất thổi giá.
Khái niệm đầu cơ và đầu tư tại Việt Nam vẫn chưa được phân định rõ ràng. Việc mua để ở hay cho thuê, hay chuyển nhượng là hợp pháp và là một hoạt động đi liền với cơ chế của thị trường trên cơ sở tự chịu trách nhiệm “lời ăn, lỗ chịu”. Nhưng hoạt động mua bán, chuyển nhượng không được kiểm soát, là nguyên nhân chính của tình trạng “sốt đất” diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro với thị trường bất động sản nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Do đó, để điều tiết thị trường phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững, để giá đất tăng giảm theo đúng thị trường, ông Đính cho rằng, việc ban hành chính sách thuế bất động sản là công việc cấp bách, không thể thấy khó mà bỏ qua.
“Đánh thuế bất động sản hiệu quả và minh bạch, hướng tới những đối tượng tích lũy, đầu cơ thay vì những đối tượng mua động sản phục vụ mục đích sinh sống hay tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa giúp điều tiết thị trường bất động sản. Đây cũng là xu hướng chung trên thế giới”.
TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS
Bên cạnh đó, Chủ tịch VARS cũng chia sẻ, sắc thuế cần áp dụng với ngôi nhà thứ 2 trở lên. Việc người có nhiều tài sản, tài sản lại không ngừng sinh lời thì việc nộp thuế nhiều hơn là điều đương nhiên. Thực tế, hầu hết người mua nhà trong thời gian qua là người mua nhà thứ 2, thứ 3.
Tại Singapore, bất cứ người Singapore nào mua nhà đều phải trả phí 20% giá trị bất động sản cho căn nhà thứ 2, 30% cho căn nhà thứ 3.Mức thuế có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn. Ở Singapore, bán ngay trong năm đầu sẽ phải đóng thuế 6% giá trị bất động sản, bán vào năm thứ 2 đóng thuế 8%, năm thứ 3 là 4% và sau năm thứ tư không bị áp thuế, phí này.
Hay nếu chủ sở hữu bất động sản không đưa bất động sản tham gia hoạt động kinh doanh, không triển khai xây dựng sau khi nhận đất... như Hàn Quốc, đất bỏ hoang hoặc đang trong quá trình cải tạo đất quá 2 năm thì bị đánh thuế 5%, 5 năm thì đánh thuế 8%, bỏ hoang 7 năm thì đánh thuế 9%, bỏ hoang hơn 10 năm thì đánh thuế 10%. Tại Mỹ, đất bỏ hoang thì bị đánh thuế 3%...
Chính sách thuế này sẽ khiến người dân hạn chế hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ, kiềm chế đà tăng giá nhà đất, bởi cùng với chi phí lãi vay và các chi phí cơ hội khác, việc sở hữu bất động sản đầu cơ trở nên rủi ro hơn. Mua đi bán lại bất động sản để ăn chênh lệch, hay tạo cung cầu ảo để thổi giá dần trở nên vô nghĩa.
“Đồng thời, khuyến khích các chủ sở hữu đưa bất động sản “bỏ hoang” cho thuê hoặc bán đi, thông qua đó tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân có nhu cầu ở thực. Còn trường hợp nếu đánh thuế rồi mà người dân vẫn có nhu cầu đầu cơ, thì ngân sách sẽ thu được thuế, phục vụ cho đầu tư công, xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá…”, vị chuyên gia đưa ra những lợi ích khi đánh thuế bất động sản.
Tuy vậy, việc sử dụng công cụ thuế để điều tiết thị trường cũng gặp nhiều thách thức. Nghiên cứu của Hội cho rằng, để sử dụng hiệu quả và minh bạch công cụ thuế, cơ quan quản lý Nhà nước thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam. Từ đó, làm căn cứ xác định đâu là ngôi nhà thứ hai, thứ ba... và giá trị của bất động sản áp thuế. Điều này đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ và nguồn nhân lực.
Cùng với đó, cũng phải cân nhắc tác động tiêu cực có thể có, như việc đánh thuế có thể khiến người dân bị “kiệt quệ” sức mua, dẫn đến các hệ lụy khác về lâu dài với nền kinh tế hoặc tạo ra các lỗ hổng pháp lý khi người giàu vẫn có thể lách thuế bằng cách chuyển quyền sở hữu tài sản thứ 2, thứ 3...cho người thân; giá thuê nhà tăng để bù đắp chi phí cấu thành từ việc đóng thuế...
Tuy nhiên, theo VARS, bất cứ một chính sách nào khi mới đưa ra luôn có vướng mắc, vấn đề là phải cân nhắc “được và mất”. Nếu được nhiều hơn mất thì nên làm và mọi cái vướng đều có thể tháo gỡ. “Và rõ ràng, việc đánh thuế bất động sản được nhiều hơn mất!”, VARS nhấn mạnh.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trải qua nhiều biến động, các hoạt động M&A đóng vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...
Theo JPMorgan, thị trường bất động sản Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục suy yếu do hàng loạt biện pháp kích thích và hỗ trợ từ chính phủ không đạt được hiệu quả như mong đợi…
Trong tháng 7/2024, mức độ quan tâm tại thị trường bất động sản Hải Phòng tăng ở hầu hết các loại hình và căn hộ chung cư có mức tăng mạnh nhất, đạt 11%...
Không chỉ là đòn với hoạt động sản xuất – xuất khẩu, thuế đối ứng từ Mỹ có thể trở thành “cú đánh” khiến bất động sản khu công nghiệp Việt Nam mất đi lực hút vốn ngoại...
Với mức giá chỉ hơn 13 triệu đồng/m2, nhiều người lao động kỳ vọng dự án nhà ở xã hội Kiến Hưng sẽ mở ra cơ hội sở hữu nhà ở giữa Thủ đô, nhưng giấc mơ ấy nhanh chóng rơi vào bế tắc với điều kiện không dễ đáp ứng...
Cơn sốt đấu giá đất đã chính thức lan tới các tỉnh giáp ranh Hà Nội, khi chỉ trong tháng 3/2025, Hưng Yên và Thái Bình ghi nhận những phiên đấu giá với mức trúng cao kỷ lục…
Giá nhà tăng phi mã, nguồn cung phù hợp khan hiếm khiến lựa chọn mua nhà trở thành “canh bạc lớn”. Vì thế, thuê nhà nếu được phát triển đúng hướng có thể là giải pháp bền vững…
Không chỉ dừng lại ở một điểm đến nghỉ dưỡng, cửa ngõ giao thương và du lịch tại Cam Ranh đưa CaraWorld trở thành tâm điểm an cư, phát triển kinh tế mới của Việt Nam…
Người trẻ cần nhà ở, nhưng các dự án nhà giá rẻ gần như vắng bóng, nếu không có giải pháp kịp thời, thế hệ trẻ có nguy cơ bị gạt khỏi thị trường bất động sản....
Park Residence - căn hộ hiện đại, tiện ích độc đáo tại Sun Urban City Hà Nam, tọa lạc giữa 3 đại công viên, tạo nên không gian sống năng động và tiện nghi...
Xu hướng dịch chuyển ra khỏi trung tâm không chỉ là giải pháp trước áp lực giá nhà đất cao, mà còn là sự thích ứng với sự phát triển hạ tầng và quy hoạch đô thị mới...
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết...
Sáng 29/3, Tập đoàn Bất động sản Vạn Xuân đã tổ chức lễ khởi công và ký kết đối tác chiến lược dự án Happy One Sora toạ lạc tại thành phố Thủ Đức (TP.HCM)…