JPMorgan: Cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc vẫn chưa đi đến hồi kết

Theo JPMorgan, thị trường bất động sản Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục suy yếu do hàng loạt biện pháp kích thích và hỗ trợ từ chính phủ không đạt được hiệu quả như mong đợi…

JPMorgan: Cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc vẫn chưa đi đến hồi kết

Thị trường bất động sản Trung Quốc, vốn đang đối mặt với nhiều khó khăn, được dự báo sẽ tiếp tục suy yếu trong thời gian tới. Dù chính phủ nước này đã triển khai nhiều biện pháp kích thích và hỗ trợ, nhưng theo chuyên gia kinh tế của JPMorgan, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để vực dậy lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế.

"Cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc vẫn chưa kết thúc," Haibin Zhu, nhà kinh tế trưởng tại JPMorgan cho biết trong chương trình "Squawk Box Asia" của CNBC. Ông lưu ý, có khả năng giá nhà tại quốc gia tỷ dân sẽ chưa thể ổn định cho đến sớm nhất là năm 2025.

Theo dữ liệu do Viện Chỉ số Trung Quốc công bố vào thứ Bảy, giá nhà mới trung bình tại 100 thành phố Trung Quốc ghi nhận mức tăng khiêm tốn 0,11% vào tháng 7, thấp hơn so với mức tăng 0,13% của tháng 6.

Giá nhà bán lại (re-sale) giảm 0,71% trong tháng trước, theo báo cáo.

Cả nhà mới và nhà bán lại đều chứng kiến giá trung bình giảm lần lượt 1,76% và 6,89% so với cùng kỳ năm trước, khi thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang chìm trong suy thoái sâu sắc.

Vào cuối tuần trước, Bloomberg đưa tin chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc một kế hoạch trị giá 5,4 nghìn tỷ USD nhằm giảm chi phí vay vốn cho các chủ nhà bằng cách cho phép tái tài trợ các khoản thế chấp.

Tuy nhiên, nhà phân tích của JPMorgan vẫn hoài nghi rằng liệu biện pháp mới được đề xuất này có mang lại hiệu quả trong việc kích thích tâm lý người mua nhà và tiêu dùng tổng thể hay không.

"Một số người nghĩ rằng nó sẽ giải phóng tiêu dùng, nhưng đó chỉ là một khía cạnh nhỏ của câu chuyện”, bà Winnie Wu, chiến lược gia tại BofA Securities nhận xét. Bà cho biết, lãi suất thế chấp thấp hơn sẽ khiến các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi để bảo vệ biên lợi nhuận của họ và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Và lãi suất tiền gửi giảm sẽ dần dần thu hẹp thu nhập lãi từ tiết kiệm của các hộ gia đình.

“Giảm lãi suất không phải là chính sách tốt nhất, việc “bóp chặt” biên lợi nhuận của các ngân hàng cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Chính phủ Trung Quốc cần tạo ra một vòng phản ứng tích cực thay vì vòng luẩn quẩn hiện nay”, bà Wu chia sẻ quan điểm.

Còn theo nhà kinh tế Haibin Zhu, biện pháp tài trợ mới cũng không giúp nhiều cho việc thúc đẩy nhu cầu mua nhà mới. "Ngay cả khi được thực hiện, nó cũng không phải là một chính sách để hồi sinh thị trường bất động sản”, ông Zhu đồng thời nhấn mạnh rằng chính sách này không liên quan đến nhu cầu nhà mới, mà chủ yếu chỉ mang lại lợi ích cho các chủ nhà hiện tại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…